I-Hawk
30-08-2021 11:24 Hệ thống tên lửa phòng không tầm trung
Nguồn: Tinhte.vn
I-Hawk là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung do hãng Raytheon (Mỹ) sản xuất. Bệ phóng của I-Hawk có tổng cộng 3 quả tên lửa MIM-23B và nhiều bánh xe bên dưới để dễ dàng di chuyển đến các vị trí khác nhau. Tầm bắn hiệu quả của I-Hawk vào khoảng 40 km và ngoài máy bay ra còn có thể tiêu diệt cả những tên lửa đang bay khác với tỷ lệ bắn trúng mục tiêu là 85%. I-Hawk (viết tắt của "Improved Homing All The Way Killing") là phiên bản cải tiến của Hawk (lần đầu hoạt động vào năm 1960) và đến nay đang được sử dụng trong quân đội của nhiều nước ví dụ như Singapore, Pháp, Iran, Israel, Hà Lan, Nhật...Để vận hành I-Hawk, người ta cần tới 3 người, bao gồm 1 x Tactical Control Officer, 1 x Tactical Control Assisstant và 1 x Firing Control Officer. Các tên lửa MIM-23B được dẫn đường bằng hệ thống radar, mỗi quả tên lửa có chiều dài 5,03 mét, đường kính 0,37 mét, đầu đạn nặng 75 kg và có tổng trọng lượng lên tới 638 kg. nó có thể bắn tới các mục tiêu ở xa 40 km (tối thiểu 1,5 km) và tiêu diệt các đối tượng ở độ cao 18.000 mét (tối thiểu 1,5 km), vận tốc bay tối đa 500 mét/giây.
Ở phiên bản đầu tiên (Hawk), hệ thống tên lửa có một nhược điểm khá khó chịu đó là không tìm thấy các mục tiêu bay ở độ cao thấp vì lúc đó mục tiêu bị hòa lẫn với những thứ khác dưới mặt đất. Mẫu I-Hawk được Mỹ phát triển năm 1964 đã khắc phục được yếu điểm này đồng thời nâng cấp thêm nhiều tính năng khác bao gồm hệ thống xử lý dữ liệu số trung tâm để phân tích thông tin của mục tiêu, chuyển sang dùng tên lửa MIM-23B với đầu đạn lớn hơn, motor mạnh và nhỏ hơn đồng thời cải thiện chức năng dẫn đường cho tên lửa. Khi phát nổ, mỗi tên lửa MIM-23B sẽ phóng ra khoảng 14.000 mảnh vỡ khác nhau để tiêu diệt gọn các mục tiêu mà nó ngắm tới.
Nguồn:
https://tinhte.vn/thread/thoi-ky-hoang-kim-cua-dich-vu-an-uong-tren-may-bay-sang-trong-va-cau-ky.3384128/
https://www.mindef.gov.sg/web/portal/rsaf/rsaf-forces/assets
Ở phiên bản đầu tiên (Hawk), hệ thống tên lửa có một nhược điểm khá khó chịu đó là không tìm thấy các mục tiêu bay ở độ cao thấp vì lúc đó mục tiêu bị hòa lẫn với những thứ khác dưới mặt đất. Mẫu I-Hawk được Mỹ phát triển năm 1964 đã khắc phục được yếu điểm này đồng thời nâng cấp thêm nhiều tính năng khác bao gồm hệ thống xử lý dữ liệu số trung tâm để phân tích thông tin của mục tiêu, chuyển sang dùng tên lửa MIM-23B với đầu đạn lớn hơn, motor mạnh và nhỏ hơn đồng thời cải thiện chức năng dẫn đường cho tên lửa. Khi phát nổ, mỗi tên lửa MIM-23B sẽ phóng ra khoảng 14.000 mảnh vỡ khác nhau để tiêu diệt gọn các mục tiêu mà nó ngắm tới.
Nguồn:
https://tinhte.vn/thread/thoi-ky-hoang-kim-cua-dich-vu-an-uong-tren-may-bay-sang-trong-va-cau-ky.3384128/
https://www.mindef.gov.sg/web/portal/rsaf/rsaf-forces/assets
Tin Mới Nhất
-
Hàn Quốc đình chỉ thỏa thuận quân sự với Triều Tiên sau vụ khinh khí cầu chở rác
-
Tận dụng cuộc cách mạng kỹ thuật số trong lĩnh vực quân sự
-
Hà Lan cho phép Ukraine dùng F-16 tập kích lãnh thổ Nga
-
Pháo HIMARS 'phá hủy bệ phóng S-400' trên đất Nga
-
Houthi tuyên bố tập kích mục tiêu quân sự Israel
-
Hai tiêm kích F-35A Nhật hạ cánh khẩn vì trục trặc kỹ thuật
-
Chuyên gia Mỹ thừa nhận sức mạnh tác chiến điện tử của Nga là số 1 thế giới
-
Trung Quốc kêu gọi tăng cường trao đổi quân sự với Mỹ
-
Cận cảnh phương tiện sơ tán thương binh không người lái tự chế của Ukraine
-
Nga chế tạo robot tự sát đối phó phòng tuyến 'răng rồng'