Haeseong I
15-06-2021 09:48 Tên lửa hành trình chống hạmHaeseong I là tên lửa hành trình chống hạm cận âm do Hàn Quốc tự thiết kế và phát triển. Đây là biến thể đầu tiên được phát triển trong loạt tên lửa hành trình Haeseong của Hàn Quốc với tầm bắn 150 km (phóng từ mặt đất) hoặc 250 km (phóng từ trên không). Chúng được đưa vào sử dụng từ năm 2005. Hàn Quốc (ROK) đã bắt đầu phát triển Haeseong I từ 1996. Chính phủ nước này công khai thừa nhận hai năm sau đó, vào tháng 11 năm 1998. Chương trình này nhằm cung cấp cho Hàn Quốc khả năng chống lại số lượng lớn các mục tiêu vừa và nhỏ của Triều Tiên. Trước đây Hàn Quốc đã từng phát triển một loại tên lửa tương tự có tên ‘Hae Ryong’, tuy nhiên, chương trình đã bị chấm dứt do các vấn đề kỹ thuật và áp lực chính trị từ phía Hoa Kỳ. Dòng tên lửa này đóng vai trò thay thế các tên lửa đối hạm Exocet của Pháp và Harpoon của Mỹ. Tên lửa có khả năng di chuyển né tránh (nhằm chống lại hệ thống phòng thủ), bay lướt trên biển ở độ cao thấp (để tránh bị phát hiện), tấn công nghiêng và tấn công lặp lại (trong trường hợp bắn trượt lần đầu) .
Nguồn: Missilethreat.org
Loại: Tên lửa hành trình chống hạm
Tên gọi khác: SSM-700K, C-Star, Starfish
Dài: 5.46 m
Đường kính: 0.34 m
Trọng lượng: 718 kg
Trọng lượng đầu đạn: 220 kg
Đầu đạn: HE, SAP
Động cơ: Turbojet
Tầm bắn: 150 hoặc 250 km
Tốc độ: 290 m/s
Source:
https://missilethreat.csis.org/missile/haeseong-i/
https://www.qdnd.vn/quan-su-the-gioi/vu-khi-trang-bi/quan-doi-han-quoc-nang-cap-ten-lua-doi-ham-noi-dia-617068
-
Hàn Quốc đình chỉ thỏa thuận quân sự với Triều Tiên sau vụ khinh khí cầu chở rác
-
Tận dụng cuộc cách mạng kỹ thuật số trong lĩnh vực quân sự
-
Hà Lan cho phép Ukraine dùng F-16 tập kích lãnh thổ Nga
-
Pháo HIMARS 'phá hủy bệ phóng S-400' trên đất Nga
-
Houthi tuyên bố tập kích mục tiêu quân sự Israel
-
Hai tiêm kích F-35A Nhật hạ cánh khẩn vì trục trặc kỹ thuật
-
Chuyên gia Mỹ thừa nhận sức mạnh tác chiến điện tử của Nga là số 1 thế giới
-
Trung Quốc kêu gọi tăng cường trao đổi quân sự với Mỹ
-
Cận cảnh phương tiện sơ tán thương binh không người lái tự chế của Ukraine
-
Nga chế tạo robot tự sát đối phó phòng tuyến 'răng rồng'