AH-64D Apache
27-08-2021 17:15 Trực thăng chiến đấu
Nguồn: mindef.gov.sg
Boeing AH-64 Apache là một mẫu máy bay trực thăng tấn công với rotor 4 cánh kèm 2 động cơ và buồng lái đôi dành cho 2 phi công. Nguyên gốc của Apache là mẫu trực thăng Model 77 được phát triển bởi công ty Hughes Helicopters dành cho chương trình trực thăng tấn công tối tân Advanced Attack Helicopter của Quân đội Hoa Kỳ nhằm thay thế cho AH-1 Cobra. Nguyên mẫu Apache đầu tiên với số hiệu YAH-64 đã thực hiện chuyến bay thử đầu tiên vào tháng 9 năm 1975. Quân đội Hoa Kỳ cuối cùng đã chọn nguyên mẫu này để phê chuẩn sản xuất vào năm 1982. Sau khi mua lại Hughes Helicopters năm 1984, McDonnell Douglas tiếp tục sản xuất và phát triển AH-64 Apache. Và sau khi McDonnell Douglas sáp nhập với Boeing vào năm 1997, hoạt động sản xuất tiếp tục được chi nhánh Boeing Defense, Space & Security duy trì. Tính đến hiện tại đã có hơn 1000 chiếc AH-64 Apache với nhiều biến thể đã được xuất xưởng. AH-64 Apache có 5 biến thể là AH-64A/B/C/D và E.
Về phiên bản AH-64D Apache Longbow thì đây là một phiên bản cải tiến được trang bị gói cảm biến tiên tiến và buồng lái được thiết kế theo mô hình Glass Cockpit. Những cải tiến chính trên AH-64D so với AH-64A là đỉnh tròn radar được lắp trên rotor cánh quạt chính. Bên trong radome này là radar kiểm soát khai hỏa bằng sóng millimet (FCR) AN/APG-78 Longbow, hệ thống khóa mục tiêu và radar đo giao thoa tần số (RFI). Vị trí radome được đặt cao hơn cho phép phát hiện các mục tiêu và phóng tên lửa trong khi trực thăng đang bay đằng sau các chướng ngại vật như địa hình, cây cối hoặc tòa nhà. Radar AN/APG-79 có khả năng theo dõi cùng lúc 128 mục tiêu và xác định 16 mục tiêu nguy hiểm nhất, cho phép khai hỏa chỉ trong 30 giây. Vào năm 2012, AH-64D được nâng cấp với hệ thống bắt mục tiêu trên mặt đất (GFAS) nhằm phát hiện và tấn công các nguồn hỏa lực trên mặt đất. GFAS gồm 2 cảm biến nhỏ được tích hợp trên 2 đèn chớp ở mũi máy bay. Cùng với các cảm biến có sẵn và camera hồng ngoại trên AH-64D, GFAS có thể xác định chính xác sự hiện diện của các mối đe dọa trên mặt đất ở khoảng cách thích hợp. GFAS có trường quan sát 120 độ và hoạt động hiệu quả ở tất cả điều kiện ánh sáng.
Về phiên bản AH-64D Apache Longbow thì đây là một phiên bản cải tiến được trang bị gói cảm biến tiên tiến và buồng lái được thiết kế theo mô hình Glass Cockpit. Những cải tiến chính trên AH-64D so với AH-64A là đỉnh tròn radar được lắp trên rotor cánh quạt chính. Bên trong radome này là radar kiểm soát khai hỏa bằng sóng millimet (FCR) AN/APG-78 Longbow, hệ thống khóa mục tiêu và radar đo giao thoa tần số (RFI). Vị trí radome được đặt cao hơn cho phép phát hiện các mục tiêu và phóng tên lửa trong khi trực thăng đang bay đằng sau các chướng ngại vật như địa hình, cây cối hoặc tòa nhà. Radar AN/APG-79 có khả năng theo dõi cùng lúc 128 mục tiêu và xác định 16 mục tiêu nguy hiểm nhất, cho phép khai hỏa chỉ trong 30 giây. Vào năm 2012, AH-64D được nâng cấp với hệ thống bắt mục tiêu trên mặt đất (GFAS) nhằm phát hiện và tấn công các nguồn hỏa lực trên mặt đất. GFAS gồm 2 cảm biến nhỏ được tích hợp trên 2 đèn chớp ở mũi máy bay. Cùng với các cảm biến có sẵn và camera hồng ngoại trên AH-64D, GFAS có thể xác định chính xác sự hiện diện của các mối đe dọa trên mặt đất ở khoảng cách thích hợp. GFAS có trường quan sát 120 độ và hoạt động hiệu quả ở tất cả điều kiện ánh sáng.
Nguồn: tinhte
Theo thông tin mới được đăng tải trên trang Flightglobal, các trực thăng tấn công AH-64D của Singapore sẽ sớm được trang bị các thiết bị tác chiến điện tử đời mới. Sự nâng cấp này sẽ giúp những chiếc Apache AH-64D của Singapore cải thiện khả năng chiến đấu, tăng tỷ lệ sống sót do tránh được các cuộc phục kích của đối phương và có khả năng giao tiếp qua đường truyền vệ tinh, tránh bị nghe trộm, nghe lén và gây nhiễu. Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Singapore không nêu rõ công ty nào đã trúng thầu hợp đồng cung cấp các thiết bị điện tử đời mời cho lực lượng trực thăng chiến đấu của Singapore này. Tuy nhiên ông nhấn mạnh, toàn bộ gói hợp đồng nâng cấp sẽ được "hoàn thành trong vài năm tới". Hiện tại, Không quân Singapore có 17 chiếc trực thăng chiến đấu AH-64D đang phục vụ với độ tuổi trung bình vào khoảng 12 năm. Trước đây, không quân nước này có 18 chiếc AH-64, tuy nhiên 1 chiếc đã bị phá hủy sau vụ tai nạn hàng không từ tháng 9/2010. Giá của mỗi chiếc AH-64D Apache với hệ thống vũ khí tiêu chuẩn từ 52 đến 61 triệu USD.
Nguồn:
https://kienthuc.net.vn/quan-su/singapore-nang-cap-toan-bo-truc-thang-tan-cong-apache-859065.html
https://tinhte.vn/thread/sg-airshow-truc-thang-chien-dau-ah-64d-apache-va-may-bay-van-tai-len-thang-mv-22-osprey-cua-boeing.2254312/
https://www.mindef.gov.sg/web/portal/rsaf/rsaf-forces/assets
Nguồn:
https://kienthuc.net.vn/quan-su/singapore-nang-cap-toan-bo-truc-thang-tan-cong-apache-859065.html
https://tinhte.vn/thread/sg-airshow-truc-thang-chien-dau-ah-64d-apache-va-may-bay-van-tai-len-thang-mv-22-osprey-cua-boeing.2254312/
https://www.mindef.gov.sg/web/portal/rsaf/rsaf-forces/assets
Tin Mới Nhất
-
Hàn Quốc đình chỉ thỏa thuận quân sự với Triều Tiên sau vụ khinh khí cầu chở rác
-
Tận dụng cuộc cách mạng kỹ thuật số trong lĩnh vực quân sự
-
Hà Lan cho phép Ukraine dùng F-16 tập kích lãnh thổ Nga
-
Pháo HIMARS 'phá hủy bệ phóng S-400' trên đất Nga
-
Houthi tuyên bố tập kích mục tiêu quân sự Israel
-
Hai tiêm kích F-35A Nhật hạ cánh khẩn vì trục trặc kỹ thuật
-
Chuyên gia Mỹ thừa nhận sức mạnh tác chiến điện tử của Nga là số 1 thế giới
-
Trung Quốc kêu gọi tăng cường trao đổi quân sự với Mỹ
-
Cận cảnh phương tiện sơ tán thương binh không người lái tự chế của Ukraine
-
Nga chế tạo robot tự sát đối phó phòng tuyến 'răng rồng'