Ukraine yêu cầu G7 tăng cường cung cấp vũ khí, gây áp lực lên Nga
14-05-2022 16:03 Ngoại trưởng Dmytro Kuleba cho biết chính phủ Ukraine "không nhận được phản hồi tích cực nào" từ Nga, nước mà ông cho là "thích chiến tranh hơn là đàm phán".
Ngoại trưởng Ukraine cho biết hôm thứ Sáu rằng đất nước của ông sẵn sàng tham gia vào các cuộc đàm phán ngoại giao với Nga để mở khóa nguồn cung cấp ngũ cốc và đạt được một giải pháp chính trị cho cuộc chiến ở Ukraine nhưng sẽ không chấp nhận tối hậu thư từ Moscow.
Ngoại trưởng Dmytro Kuleba cho biết chính phủ Ukraine "không nhận được phản hồi tích cực nào" từ Nga, nước mà ông cho là "thích chiến tranh hơn là đàm phán".
"Chúng tôi sẵn sàng đối thoại, nhưng chúng tôi sẵn sàng cho một cuộc trò chuyện có ý nghĩa dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, chứ không phải dựa trên các tối hậu thư của Nga", Kuleba nói với các phóng viên bên lề cuộc họp của các ngoại trưởng từ Nhóm G7.
Kuleba cho biết các cuộc nói chuyện của ông với các đối tác G-7 ở Đức là "hữu ích, hiệu quả, rất trung thực và hướng đến kết quả." Ông ca ngợi họ về sự hỗ trợ tài chính và quân sự mà họ đã cung cấp cho Ukraine cho đến nay.
Tuy nhiên, ông kêu gọi những người ủng hộ Ukraine cung cấp thêm vũ khí, bao gồm nhiều hệ thống tên lửa và máy bay quân sự, đồng thời gây thêm áp lực lên nền kinh tế Nga bằng cách đẩy mạnh các biện pháp trừng phạt và thu giữ tài sản thuộc chủ quyền của Nga để cung cấp cho việc tái thiết Ukraine.
Người đứng đầu các vấn đề đối ngoại của Liên minh châu Âu đã công bố kế hoạch cung cấp cho Ukraine thêm 500 triệu euro (tương đương 520 triệu USD) để mua vũ khí hạng nặng nhằm chống lại cuộc tấn công quân sự của Nga.
Một số quốc gia đang bày tỏ sự nghi ngờ và khó có thể chấp thuận trước tuần tới.
Dự kiến ông Kuleba sẽ tham dự cuộc họp với các nhà lãnh đạo EU vào hôm thứ 2 để thảo luận về các lệnh trừng phạt Nga, bao gồm cả lệnh cấm nhập dầu mỏ.
Bên cạnh đó, ngoại trưởng Ukraine cũng quở trách Hungary – quốc gia phụ thuộc nhiều vào dẩu mỏ vì không chấp thuận lệnh cấm vận dầu mỏ của EU.
Đồng thời đổ lỗi cho chính quyền Hungary coi trọng chính trị hơn là kinh tế.
Ông cũng cho rằng Hungary nên suy nghĩ lại vì việc từ chối quyết định này có thể gây rất nhiều thiệt hại đối với châu âu.
Theo The Mainichi Shimbun
-
Hàn Quốc đình chỉ thỏa thuận quân sự với Triều Tiên sau vụ khinh khí cầu chở rác
-
Tận dụng cuộc cách mạng kỹ thuật số trong lĩnh vực quân sự
-
Hà Lan cho phép Ukraine dùng F-16 tập kích lãnh thổ Nga
-
Pháo HIMARS 'phá hủy bệ phóng S-400' trên đất Nga
-
Houthi tuyên bố tập kích mục tiêu quân sự Israel
-
Hai tiêm kích F-35A Nhật hạ cánh khẩn vì trục trặc kỹ thuật
-
Chuyên gia Mỹ thừa nhận sức mạnh tác chiến điện tử của Nga là số 1 thế giới
-
Trung Quốc kêu gọi tăng cường trao đổi quân sự với Mỹ
-
Cận cảnh phương tiện sơ tán thương binh không người lái tự chế của Ukraine
-
Nga chế tạo robot tự sát đối phó phòng tuyến 'răng rồng'