Tàu Tên Lửa Đề án 1241RE Molniya

 26-08-2021 14:30



Nguồn: tienphong
Nguồn: tienphong

Nhằm tăng cường sức mạnh hải quân bảo vệ biển đảo, vùng đặc quyền kinh tế biển, giữa những năm 1990, Việt Nam nhập khẩu một số tàu hộ tống tên lửa hiện đại project 1241RE. Tàu hộ tống 1241RE được thiết kế để tiêu diệt tàu chiến, tàu đổ bộ và các loại tàu khác. Con tàu có lượng giãn nước 540 tấn, dài 56 m, thủy thủ đoàn 50 người. Tàu trang bị động cơ tuốc bin khí cho phép đạt tốc độ tối đa 42 hải lý/h (78km/h), hoạt động liên tục trên biển 10 ngày. Dù kích cỡ của nó nhỏ hơn đối phương nhiều lần nhưng hỏa lực của tàu đủ sức đánh chìm các loại tàu chiến có lượng giãn nước vài nghìn tấn. Tàu trang bị pháo hạm Ak-176 76mm được dùng để tấn công tiêu diệt mọi mục tiêu trên biển, pháo kích mục tiêu mặt đất, yểm trợ chiến dịch đổ bộ đánh chiếm bờ biển. Thậm chí, pháo 76mm có thể bắn hạ các tên lửa hành trình chống tàu bay thấp. Pháo Ak-176 bắn loại đạn nặng 12,4 kg, tốc độ bắn 120 phát/phút, tầm bắn tối đa 15,5 km.

Nguồn: tienphong
Nguồn: tienphong

Hỏa lực phòng không của tàu gồm 2 tổ hợp pháo phòng không tầm cực gần Ak-630 (vòng tròn đỏ) và tổ hợp tên lửa đối không tầm thấp Igla-1M. Hỏa lực này được dùng để tấn công tiêu diệt tất cả mục tiêu trên không bảo vệ tàu. Hỏa lực chống hạm cũng là sức mạnh chính của con tàu gồm 4 đạn tên lửa hành trình chống tàu P-20M (NATO gọi là SS-N-2). Đạn tên lửa P-20M có phần thân hình trụ, mũi tròn, hai cánh tam giác ở hai bên thân và ba đuôi định hướng xếp thành hình tam giác. Tên lửa trang bị động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn khi phóng và động cơ hành trình nhiên liệu lỏng. Trong ảnh là đạn tên lửa P-20M rời bệ phóng (ảnh minh họa nước ngoài). Đạn P-20M có trọng lượng phóng 2,3 tấn, dài 5,8 m, đường kính thân 0,76 m, sải cánh 2,4 m. Tên lửa có khả mang đầu đạn lớn, nặng 454kg có sức công phá cực mạnh. P-20M đạt tầm bắn tối đa 80 km, bay cách mặt nước biển 200-300m. Trong ảnh là tàu tên lửa 1241 của Hải quân Nga phóng tên lửa hành trình P-20.

Hải quân nhân dân Việt Nam hiện có trong biên chế 4 tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya 1241.RE. Với cấu hình vũ khí và trang thiết bị như trên, rõ ràng 4 chiếc Molniya 1241.RE cần được nâng cấp, hiện đại hóa để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của chiến tranh hiện đại. Đã có đề xuất thay thế tên lửa P-15 Termit có tốc độ chậm, kích thước lớn, khả năng cơ động kém bằng loại Uran-E hay thậm chí là Yakhont hoặc BrahMos mạnh hơn nhiều. Tuy nhiên khi điều kiện tài chính và kỹ thuật chưa cho phép thì chúng ta đã tạm thời thực hiện một số cải tiến nhỏ.

Trong hình ảnh được công bố, rất dễ nhận thấy một thiết bị "lạ" có màu trắng đã được tích hợp lên các tàu Molniya 1241.RE của Hải quân Việt Nam, khí tài này bố trí ngay trên nóc cabin chỉ huy, phía dưới radar điều khiển hỏa lực pháo MR-123 Vympel. Khí tài này nhiều khả năng chính là thiết bị liên lạc kết nối với vệ tinh (tên tiếng Anh là Communications Satellite, đôi khi được viết tắt là SATCOM). Thực ra việc Việt Nam trang bị khí tài SATCOM cho các tàu mặt nước đã được tiến hành từ năm ngoái, mở đầu là bộ đôi tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 số hiệu 011 và 012. Thực ra việc Việt Nam trang bị khí tài SATCOM cho các tàu mặt nước đã được tiến hành từ năm ngoái, mở đầu là bộ đôi tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 số hiệu 011 và 012. Dự báo trong tương lai không xa thiết bị SATCOM nội địa này sẽ còn được tích hợp lên nhiều con tàu khác của Hải quân Việt Nam, cả chiến hạm lẫn tàu nghiên cứu hoặc tàu hậu cần...

Nguồn:
https://tienphong.vn/lo-dien-tau-chien-tia-chop-cua-hai-quan-viet-nam-post606423.tpo
https://thanhnien.vn/thoi-su/quoc-phong/infographics-tau-ten-lua-hang-nhe-molniya-558513.html
https://baonghean.vn/thiet-bi-la-tren-tau-ten-lua-molniya-1241re-viet-nam-197173.html