Tàu CSB 8020
26-08-2021 16:27
Sau khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam, hai nước bắt đầu đã có những hợp tác về lĩnh vực quốc phòng. Phía Mỹ còn tặng chiếc tàu tuần duyên USCGC Morgenthau số hiệu 722 thuộc lớp Hamilton cho Việt Nam. Sau khi nhận chiếc tàu này, Việt Nam đã đổi tên thành CSB-8020 và biên chế cho lực lượng Cảnh sát biển. Đây là tàu tuần duyên lớp Hamilton thứ 8 trong tổng số 12 chiếc được đóng tại nhà máy Avondale (New Orleans, bang Louisiana, Mỹ) trong giai đoạn từ giữa những năm 60 cho đến năm 1970 và là mẫu tàu tàu duyên chính của lực lượng bảo vệ bờ biển nước này. Con tàu có lượng giãn nước tối đa 3.250 tấn, dài 115 m, rộng 13 m. Tàu được trang bị hai động cơ diesel và hai động cơ tua bin khí, đạt tốc độ tối đa 29 hải lý/giờ, dự trữ hành trình 14.000 hải lý và đảm bảo hoạt động liên tục 45 ngày trên biển với thủy thủ đoàn lên tới 160 người.
Ngày 25.5.2017, tại Hawaii, Lực lượng Phòng vệ bờ biển Mỹ và Cảnh sát biển Việt Nam đã tổ chức lễ bàn giao và thượng cờ Việt Nam trên tàu. Tàu chính thức được phía Việt Nam đặt tên với phiên hiệu mới là CSB - 8020. Từ tháng 5.2017 đến nay, kíp tàu 8020 đã tổ chức huấn luyện, sử dụng, vận hành thành thạo con tàu trong mọi tình huống. Tàu rời cảng Hawaii vào ngày 21.11, bắt đầu hành trình về Việt Nam. Trong quá trình hành quân, tàu đã cập cảng Guam (Hoa Kỳ), Manila (Philippines) để thực hiện công tác bảo đảm kỹ thuật, hậu cần. Ngày 14.12, tàu về đến vùng biển Vũng Tàu và neo tại Bãi Trước, cách bờ khoảng 5km để làm công tác chuẩn bị cập cảng. Chiều 16.12.2017 , tàu CSB - 8020 đã cập cảng, chính thức biên chế cho Vùng Cảnh sát biển 3. Quá trình hành quân về nước, kíp tàu đã thực hiện nghiêm các quy tắc hàng hải, đúng kế hoạch, đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Nguồn: Báo Thanh Niên
Tàu tuần duyên thuộc lớp Hamilton là lớp tàu được Mỹ phát triển trong những năm của thập niên 1960. Ở thời điểm ra mắt, con tàu thu hút được sự chú ý rất lớn vì động cơ turbine khí của nó có thể khiến tàu vọt lên vận tốc cực đại chỉ trong 60 giây. Tàu thường dùng để truy tìm và diệt tàu ngầm. Tàu có lượng giãn nước 3.250 tấn, dài 115 m, rộng 13 m, có sức chứa 160 người. Tàu được trang bị radar tìm mục tiêu AN /SPS-40 hiện đại với tầm phát hiện mục tiêu là 450 km. Ngoài ra, trên tàu có pháo hạm Oto Breda 76,2 mm, pháo 25 mm, hệ thống phòng thủ tự động tầm gần Phalanx CIWS có thể tự xác định và diệt hạm mà không cần sự can thiệp của con người, súng tự động Bushmaster M242 25mm và súng máy hạng nặng M2 Browning 12,7mm. Khẩu pháo Vulcan tích hợp cảm biến bằng máy tính siêu nhạy, giúp bắn hạ mọi tên lửa, đạn pháo tiến gần tàu tuần duyên trong phạm vi nguy hiểm.
Nguồn:
https://thanhnien.vn/thoi-su/can-canh-tau-canh-sat-bien-lon-nhat-viet-nam-vua-cap-cang-vung-tau-910532.html
https://anninhthudo.vn/info-tai-sao-tau-canh-sat-bien-lai-lon-gap-doi-tau-chien-hai-quan-post396248.antd
-
Hàn Quốc đình chỉ thỏa thuận quân sự với Triều Tiên sau vụ khinh khí cầu chở rác
-
Tận dụng cuộc cách mạng kỹ thuật số trong lĩnh vực quân sự
-
Hà Lan cho phép Ukraine dùng F-16 tập kích lãnh thổ Nga
-
Pháo HIMARS 'phá hủy bệ phóng S-400' trên đất Nga
-
Houthi tuyên bố tập kích mục tiêu quân sự Israel
-
Hai tiêm kích F-35A Nhật hạ cánh khẩn vì trục trặc kỹ thuật
-
Chuyên gia Mỹ thừa nhận sức mạnh tác chiến điện tử của Nga là số 1 thế giới
-
Trung Quốc kêu gọi tăng cường trao đổi quân sự với Mỹ
-
Cận cảnh phương tiện sơ tán thương binh không người lái tự chế của Ukraine
-
Nga chế tạo robot tự sát đối phó phòng tuyến 'răng rồng'