SH-1
31-08-2021 17:10 Pháo tự hành
Nguồn: Military Today.
SH-1 là pháo tự hành bánh lốp cỡ 155 mm được Tập đoàn Công nghiệp Quốc phòng Hoa Bắc - NORINCO sản xuất nhằm phục vụ mục đích xuất khẩu. Pháo tự hành bánh lốpSH-1 của Trung Quốc được bắt đầu nghiên cứu từ năm 2002 và chính thức ra mắt vào năm 2007, nó bị cho là chịu ảnh hưởng khá nhiều từ thiết kế pháo tự hành CAESAR của Pháp. SH-1 được trang bị pháo chính cỡ 155 mm với chiều dài nòng gấp 52 lần đường kính (L/52), có thể bắn được tất cả các loại đạn 155 mm theo tiêu chuẩn NATO.
Theo thông tin từ nhà sản xuất, đạn pháo SH-1 có thể đạt tầm xa 30 km với đạn thường và lên tới 53 km khi bắn đạn tăng tầm sử dụng động cơ rocket. Ngoài ra, pháo còn bắn được đạn có điều khiển bằng laser dựa trên công nghệ Krasnopol của Nga. Toàn bộ hệ thống pháo tự hành SH-1 được đặt trên khung gầm xe tải bánh lốp 6 x 6 bọc giáp nhẹ, có tổng trọng lượng 22 tấn. Vũ khí phụ gồm 1 súng máy phòng không 12,7 mm bố trí trên nóc xe. Biên chế khẩu đội gồm 5 người. Tốc độ hành quân tối đa trên đường bằng của xe cơ sở lên tới 90 km/h; tầm hoạt động 600 km; leo được dốc 60% (31 độ); vượt vật cản cao 0,6 m; băng qua hào rộng 1,2 m; lội nước sâu 1,2 m.
SH-1 được trang bị hộp tiếp đạn gồm 25 viên với tất cả 7 loại đạn khác nhau. Trước khi bắn, một giá đỡ lớn sẽ hạ xuống mặt đất để giữ ổn định cho pháo khi khai hỏa. Pháo chính có góc nâng hạ (góc tà) trong khoảng 0 - 70 độ, thông số về góc xoay ngang (phương vị) chưa được công bố. Với tính năng trên, khi cần thiết SH-1 có thể hạ nòng bắn trực xạ nhằm chống lại công sự hay thiết giáp của đối phương. Ngoài ra SH-1 còn có hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến cùng hệ thống định vị và chỉ thị mục tiêu hiện đại, cho khả năng bắn chính xác với tốc độ khoảng 5 - 6 phát/phút. Biên chế chuẩn của 1 trung đoàn SH-1 gồm 24 xe mang pháo tự hành, đi kèm với 4 xe chỉ huy bắn, 1 xe radar khí tượng, 4 xe trinh sát trên khung gầm xe tải 6 x 6 và 1 xe radar định vị pháo binh.
Pháo tự hành SH-1 còn có một biết thể với cỡ nòng nhỏ hơn là SH-2 122 mm. Khách hàng đầu tiên của SH-1 là quân đội Pakistan khi họ đã tiếp nhận tới 90 hệ thống, loại pháo này cũng được nhìn thấy xuất hiện trong binh chủng pháo binh Myanmar. Do SH-1 chưa trải qua thực tế chiến đấu nên rất khó để so sánh nó với "người anh em" CAESAR đang phục vụ trong nhiều lực lượng vũ trang trên khắp thế giới. Tuy nhiên với đơn giá khá "mềm", chỉ 3 - 3,5 triệu USD/hệ thống (so với 5,5 triệu USD của CAESAR) khiến SH-1 có lợi thế cạnh tranh rất lớn tại những quốc gia không có nguồn ngân sách quốc phòng dồi dào.
Nguồn:
https://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/phao-tu-hanh-ban-sao-caesar-do-trung-quoc-che-tao-co-gi-dac-biet/20190920044422305
https://danviet.vn/phao-tu-hanh-sh-1-cua-trung-quoc-co-gi-dac-biet-20200611203153011.htm
https://kienthuc.net.vn/quan-su/vu-khi-made-in-china-noi-bat-trong-bien-che-quan-doi-myanmar-1439741.html#p-8
Theo thông tin từ nhà sản xuất, đạn pháo SH-1 có thể đạt tầm xa 30 km với đạn thường và lên tới 53 km khi bắn đạn tăng tầm sử dụng động cơ rocket. Ngoài ra, pháo còn bắn được đạn có điều khiển bằng laser dựa trên công nghệ Krasnopol của Nga. Toàn bộ hệ thống pháo tự hành SH-1 được đặt trên khung gầm xe tải bánh lốp 6 x 6 bọc giáp nhẹ, có tổng trọng lượng 22 tấn. Vũ khí phụ gồm 1 súng máy phòng không 12,7 mm bố trí trên nóc xe. Biên chế khẩu đội gồm 5 người. Tốc độ hành quân tối đa trên đường bằng của xe cơ sở lên tới 90 km/h; tầm hoạt động 600 km; leo được dốc 60% (31 độ); vượt vật cản cao 0,6 m; băng qua hào rộng 1,2 m; lội nước sâu 1,2 m.
SH-1 được trang bị hộp tiếp đạn gồm 25 viên với tất cả 7 loại đạn khác nhau. Trước khi bắn, một giá đỡ lớn sẽ hạ xuống mặt đất để giữ ổn định cho pháo khi khai hỏa. Pháo chính có góc nâng hạ (góc tà) trong khoảng 0 - 70 độ, thông số về góc xoay ngang (phương vị) chưa được công bố. Với tính năng trên, khi cần thiết SH-1 có thể hạ nòng bắn trực xạ nhằm chống lại công sự hay thiết giáp của đối phương. Ngoài ra SH-1 còn có hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến cùng hệ thống định vị và chỉ thị mục tiêu hiện đại, cho khả năng bắn chính xác với tốc độ khoảng 5 - 6 phát/phút. Biên chế chuẩn của 1 trung đoàn SH-1 gồm 24 xe mang pháo tự hành, đi kèm với 4 xe chỉ huy bắn, 1 xe radar khí tượng, 4 xe trinh sát trên khung gầm xe tải 6 x 6 và 1 xe radar định vị pháo binh.
Pháo tự hành SH-1 còn có một biết thể với cỡ nòng nhỏ hơn là SH-2 122 mm. Khách hàng đầu tiên của SH-1 là quân đội Pakistan khi họ đã tiếp nhận tới 90 hệ thống, loại pháo này cũng được nhìn thấy xuất hiện trong binh chủng pháo binh Myanmar. Do SH-1 chưa trải qua thực tế chiến đấu nên rất khó để so sánh nó với "người anh em" CAESAR đang phục vụ trong nhiều lực lượng vũ trang trên khắp thế giới. Tuy nhiên với đơn giá khá "mềm", chỉ 3 - 3,5 triệu USD/hệ thống (so với 5,5 triệu USD của CAESAR) khiến SH-1 có lợi thế cạnh tranh rất lớn tại những quốc gia không có nguồn ngân sách quốc phòng dồi dào.
Nguồn:
https://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/phao-tu-hanh-ban-sao-caesar-do-trung-quoc-che-tao-co-gi-dac-biet/20190920044422305
https://danviet.vn/phao-tu-hanh-sh-1-cua-trung-quoc-co-gi-dac-biet-20200611203153011.htm
https://kienthuc.net.vn/quan-su/vu-khi-made-in-china-noi-bat-trong-bien-che-quan-doi-myanmar-1439741.html#p-8
Tin Mới Nhất
-
Hàn Quốc đình chỉ thỏa thuận quân sự với Triều Tiên sau vụ khinh khí cầu chở rác
-
Tận dụng cuộc cách mạng kỹ thuật số trong lĩnh vực quân sự
-
Hà Lan cho phép Ukraine dùng F-16 tập kích lãnh thổ Nga
-
Pháo HIMARS 'phá hủy bệ phóng S-400' trên đất Nga
-
Houthi tuyên bố tập kích mục tiêu quân sự Israel
-
Hai tiêm kích F-35A Nhật hạ cánh khẩn vì trục trặc kỹ thuật
-
Chuyên gia Mỹ thừa nhận sức mạnh tác chiến điện tử của Nga là số 1 thế giới
-
Trung Quốc kêu gọi tăng cường trao đổi quân sự với Mỹ
-
Cận cảnh phương tiện sơ tán thương binh không người lái tự chế của Ukraine
-
Nga chế tạo robot tự sát đối phó phòng tuyến 'răng rồng'