Oanh tạc cơ B-21 có thể trở thành ‘ông vua tàng hình’ của máy bay chiến đấu?
30-05-2024 10:33 Những hình ảnh mới nhất về oanh tạc cơ B-21 vừa được công bố giúp giới quan sát dự đoán về năng lực tàng hình của loại máy bay thế hệ mới này
Những góc máy mới về chiếc máy bay ném bom B-21 do Tập đoàn Northrop Grumman (Mỹ) chế tạo đã mở thêm nhiều góc nhìn về sự ưu việt của loại máy bay được nhà sản xuất giới thiệu là "máy bay thế hệ 6 đầu tiên của thế giới".
Theo chuyên trang Warrior Maven, B-21 mang những tiềm năng có thể trở thành máy bay chiến đấu có khả năng tàng hình tốt nhất từng được chế tạo. “Ông vua tàng hình” trong giới chiến đấu cơ hiện nay là cuộc tranh luận giữa tiêm kích F-22 và F-35 của Mỹ với đối trọng Su-57 của Nga mới được biên chế.
Hình ảnh được công bố hôm 22.5 về chiếc B-21 bay thử nghiệm tại bang California
Trong khi dự án về tiêm kích thế hệ mới của Mỹ vẫn đang nằm trên giấy tờ, oanh tạc cơ B-21 với biệt danh "Raider" đã được bay thử và "đặt ra những tiêu chuẩn cho công nghệ của máy bay thế hệ thứ 6", theo thông tin từ website của Northrop Grumman.
Những thông số của B-21 vẫn đang là thông tin mật do vẫn trong quá trình thử nghiệm, song những góc ảnh mới có thể giúp giới quan sát đưa ra những dự đoán về những gì có thể khiến B-21 đặc biệt.
Một yếu tố gây ấn tượng là cửa hút gió được gắn khá liền mạch vào cấu trúc thân - cánh máy bay, vốn cũng có thiết kế phẳng hơn, ít góc cạnh hơn so với phiên bản tiền nhiệm B-2. Với máy bay chiến đấu, bất kỳ thiết kế góc cạnh hoặc nhô cao nào cũng sẽ làm tăng khả năng phát ra sóng radar. Đó là lý do dù F-22, F-35 hay Su-57 được đánh giá cao về năng lực tàng hình nhưng vẫn có khả năng lép vế trước máy bay thiết kế toàn bộ thân cánh nằm ngang như B-21.
Đây là điều dễ hiểu khi cấu trúc thẳng đứng của đuôi và vây cánh ở tiêm kích giúp tăng tốc độ và tính cơ động để đảm bảo ưu thế không chiến. Trong khi đó, nhiệm vụ của oanh tạc cơ B-21 là vượt qua lớp phòng không để tấn công hoặc dội bom vào mục tiêu đối thủ.
B-21 có thể mang khả năng tàng hình băng thông rộng, tức máy bay này sẽ “biến mất” trong radar của địch, cả radar tần số thấp để trinh sát và radar tần số cao được dùng để khóa mục tiêu khi tấn công.
Hình ảnh có thể thấy được thân trên và thân dưới của B-21
"Ngay cả với hệ thống phòng không tiên tiến nhất cũng khó phát hiện B-21”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin phát biểu trong buổi ra mắt máy bay thử nghiệm hồi năm 2022.
Theo Thanh Niên
-
Hàn Quốc đình chỉ thỏa thuận quân sự với Triều Tiên sau vụ khinh khí cầu chở rác
-
Tận dụng cuộc cách mạng kỹ thuật số trong lĩnh vực quân sự
-
Hà Lan cho phép Ukraine dùng F-16 tập kích lãnh thổ Nga
-
Pháo HIMARS 'phá hủy bệ phóng S-400' trên đất Nga
-
Houthi tuyên bố tập kích mục tiêu quân sự Israel
-
Hai tiêm kích F-35A Nhật hạ cánh khẩn vì trục trặc kỹ thuật
-
Chuyên gia Mỹ thừa nhận sức mạnh tác chiến điện tử của Nga là số 1 thế giới
-
Trung Quốc kêu gọi tăng cường trao đổi quân sự với Mỹ
-
Cận cảnh phương tiện sơ tán thương binh không người lái tự chế của Ukraine
-
Nga chế tạo robot tự sát đối phó phòng tuyến 'răng rồng'