Nhật Bản công bố kế hoạch phòng thủ trước tên lửa siêu thanh
23-08-2022 17:07 Chính phủ Nhật Bản cho biết Bộ Quốc phòng nước này đang yêu cầu ngân sách cho năm 2023 bao gồm các khoản tiền để tăng cường khả năng phát hiện và đánh chặn tên lửa siêu thanh.
Chính phủ Nhật Bản cho biết Bộ Quốc phòng nước này đang yêu cầu ngân sách cho năm 2023 bao gồm các khoản tiền để tăng cường khả năng phát hiện và đánh chặn tên lửa siêu thanh.
Đầu năm nay, Triều Tiên được cho là đã tiến hành các cuộc thử nghiệm bao gồm tên lửa siêu thanh, khiến Nhật Bản cảm thấy bất an và cần thiết tăng cường khả năng phòng thủ trước các loại vũ khí này.
So với tên lửa thông thường, tên lửa siêu thanh nguy hiểm hơn vì chúng có thể di chuyển với tốc độ cao và quỹ đạo khó đoán hơn tên lửa đạn đạo thông thường.
Các vụ phóng của Triều Tiên khiến giới chức Nhật Bản lo lắng vì rất khó đánh chặn nếu chúng nhắm vào Nhật Bản.
Nếu tên lửa của một quốc gia láng giềng được bắn về phía Nhật Bản, Lực lượng Phòng vệ sẽ theo dõi chúng thông qua hệ thống radar đặt trên khắp đất nước cũng như các máy bay cảnh báo sớm được trang bị radar tinh vi cho đến khi chúng đến gần lãnh thổ Nhật Bản.
Để tăng cường khả năng phòng thủ chống lại tên lửa siêu thanh, Bộ có kế hoạch nâng cấp hiệu suất của các hệ thống radar và giới thiệu nhiều máy bay cảnh báo sớm hơn.
Hiện nay tên lửa siêu thanh có hai loại: tên lửa hành trình siêu thanh (HCM) chạy bằng động cơ; và phương tiện lướt siêu thanh (HGV), có thể lướt tới mục tiêu sau khi được phóng từ tên lửa đẩy.
Theo các chuyên gia quốc phòng, Nga và Trung Quốc đang đi trước các nước khác về công nghệ HGV.
Các nguồn tin cho biết, Nhật Bản có kế hoạch giới thiệu hệ thống phòng thủ tên lửa có thể đối phó với HGVs cho các tàu Aegis trong tương lai.
Đầu năm nay, Triều Tiên được cho là đã tiến hành các cuộc thử nghiệm bao gồm tên lửa siêu thanh, khiến Nhật Bản cảm thấy bất an và cần thiết tăng cường khả năng phòng thủ trước các loại vũ khí này.
So với tên lửa thông thường, tên lửa siêu thanh nguy hiểm hơn vì chúng có thể di chuyển với tốc độ cao và quỹ đạo khó đoán hơn tên lửa đạn đạo thông thường.
Các vụ phóng của Triều Tiên khiến giới chức Nhật Bản lo lắng vì rất khó đánh chặn nếu chúng nhắm vào Nhật Bản.
Nếu tên lửa của một quốc gia láng giềng được bắn về phía Nhật Bản, Lực lượng Phòng vệ sẽ theo dõi chúng thông qua hệ thống radar đặt trên khắp đất nước cũng như các máy bay cảnh báo sớm được trang bị radar tinh vi cho đến khi chúng đến gần lãnh thổ Nhật Bản.
Để tăng cường khả năng phòng thủ chống lại tên lửa siêu thanh, Bộ có kế hoạch nâng cấp hiệu suất của các hệ thống radar và giới thiệu nhiều máy bay cảnh báo sớm hơn.
Hiện nay tên lửa siêu thanh có hai loại: tên lửa hành trình siêu thanh (HCM) chạy bằng động cơ; và phương tiện lướt siêu thanh (HGV), có thể lướt tới mục tiêu sau khi được phóng từ tên lửa đẩy.
Theo các chuyên gia quốc phòng, Nga và Trung Quốc đang đi trước các nước khác về công nghệ HGV.
Các nguồn tin cho biết, Nhật Bản có kế hoạch giới thiệu hệ thống phòng thủ tên lửa có thể đối phó với HGVs cho các tàu Aegis trong tương lai.
The Asahi Shimbun
Video:
Tin Mới Nhất
-
Hàn Quốc đình chỉ thỏa thuận quân sự với Triều Tiên sau vụ khinh khí cầu chở rác
-
Tận dụng cuộc cách mạng kỹ thuật số trong lĩnh vực quân sự
-
Hà Lan cho phép Ukraine dùng F-16 tập kích lãnh thổ Nga
-
Pháo HIMARS 'phá hủy bệ phóng S-400' trên đất Nga
-
Houthi tuyên bố tập kích mục tiêu quân sự Israel
-
Hai tiêm kích F-35A Nhật hạ cánh khẩn vì trục trặc kỹ thuật
-
Chuyên gia Mỹ thừa nhận sức mạnh tác chiến điện tử của Nga là số 1 thế giới
-
Trung Quốc kêu gọi tăng cường trao đổi quân sự với Mỹ
-
Cận cảnh phương tiện sơ tán thương binh không người lái tự chế của Ukraine
-
Nga chế tạo robot tự sát đối phó phòng tuyến 'răng rồng'