Lãnh đạo Triều Tiên tuyên bố không từ bỏ dự án trinh sát không gian
29-05-2024 11:22 Ông Kim Jong-un cho hay khả năng trinh sát không gian rất quan trọng, giúp bảo vệ Triều Tiên trước các mối đe dọa nên sẽ không bao giờ từ bỏ nó"Sở hữu các vệ tinh trinh sát quân sự là nhiệm vụ quan trọng nhằm tăng cường khả năng răn đe tự vệ và bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia khỏi các mối đe dọa tiềm tàng do các hành động và khiêu khích quân sự từ Mỹ", lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ngày 28/5 nói khi đến thăm Học viện Khoa học Quốc phòng nước này.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong chuyến thăm Học viện Khoa học Quốc phòng hôm 28/5. Ảnh: Rodong Sinmun
"Vụ phóng vệ tinh trinh sát vừa qua không đạt được mục tiêu nhưng chúng ta sẽ không nản lòng hay sợ hãi trước thất bại mà sẽ tăng cường nỗ lực. Qua thất bại, chúng ta học hỏi được nhiều hơn và tiến xa hơn", ông cho biết thêm.
Nỗ lực phóng vệ tinh do thám của Triều Tiên hôm 26/5 không thành công sau khi tầng đẩy đầu tiên phát nổ giữa không trung.
Bất chấp thất bại, các chuyên gia nhận định vụ phóng vệ tinh mới nhất đã cho thấy những bước tiến trong cuộc chạy đua vào vũ trụ của Triều Tiên với việc sử dụng động cơ chạy bằng oxy lỏng và dầu mỏ.
Một chuyên gia suy đoán thiết kế đó cho thấy Nga có thể đã hỗ trợ chế tạo tên lửa và gọi đây là "bước nhảy vọt lớn" đối với Bình Nhưỡng. Triều Tiên và Nga đã nâng cấp đáng kể hợp tác quân sự kể từ sau hội nghị thượng đỉnh giữa lãnh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Vladimir Putin hồi năm ngoái.
Triều Tiên tháng 11/2023 phóng thành công một vệ tinh vào quỹ đạo sau hai lần thử thất bại hồi đầu năm, dường như sử dụng hệ thống phóng mà nước này phát triển cho tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM).
Trong chuyến thăm Học viện Khoa học Quốc phòng, ông Kim cũng chỉ trích Hàn Quốc vì lên án vụ phóng vệ tinh, nói rằng Seoul đang "đùa với lửa" bằng cách phô trương sức mạnh và tiến hành các cuộc tập trận có sự tham gia của chiến đấu cơ.
Vài giờ sau vụ phóng vệ tinh của Triều Tiên hồi đầu tuần, Hàn Quốc đã triển khai các máy bay chiến đấu, trong đó có tiêm kích tàng hình F-35, tiến hành "diễn tập tấn công" nhằm phô trương lực lượng.
Chiến đấu cơ Mỹ - Hàn cũng đang tiến hành các cuộc tập trận khác trên điểm nóng hải quân gần biên giới biển phía tây của hai miền Triều Tiên.
Nỗ lực phóng vệ tinh do thám của Triều Tiên hôm 26/5 không thành công sau khi tầng đẩy đầu tiên phát nổ giữa không trung.
Bất chấp thất bại, các chuyên gia nhận định vụ phóng vệ tinh mới nhất đã cho thấy những bước tiến trong cuộc chạy đua vào vũ trụ của Triều Tiên với việc sử dụng động cơ chạy bằng oxy lỏng và dầu mỏ.
Một chuyên gia suy đoán thiết kế đó cho thấy Nga có thể đã hỗ trợ chế tạo tên lửa và gọi đây là "bước nhảy vọt lớn" đối với Bình Nhưỡng. Triều Tiên và Nga đã nâng cấp đáng kể hợp tác quân sự kể từ sau hội nghị thượng đỉnh giữa lãnh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Vladimir Putin hồi năm ngoái.
Triều Tiên tháng 11/2023 phóng thành công một vệ tinh vào quỹ đạo sau hai lần thử thất bại hồi đầu năm, dường như sử dụng hệ thống phóng mà nước này phát triển cho tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM).
Trong chuyến thăm Học viện Khoa học Quốc phòng, ông Kim cũng chỉ trích Hàn Quốc vì lên án vụ phóng vệ tinh, nói rằng Seoul đang "đùa với lửa" bằng cách phô trương sức mạnh và tiến hành các cuộc tập trận có sự tham gia của chiến đấu cơ.
Vài giờ sau vụ phóng vệ tinh của Triều Tiên hồi đầu tuần, Hàn Quốc đã triển khai các máy bay chiến đấu, trong đó có tiêm kích tàng hình F-35, tiến hành "diễn tập tấn công" nhằm phô trương lực lượng.
Chiến đấu cơ Mỹ - Hàn cũng đang tiến hành các cuộc tập trận khác trên điểm nóng hải quân gần biên giới biển phía tây của hai miền Triều Tiên.
Theo Vnexpress
Tin Mới Nhất
-
Hàn Quốc đình chỉ thỏa thuận quân sự với Triều Tiên sau vụ khinh khí cầu chở rác
-
Tận dụng cuộc cách mạng kỹ thuật số trong lĩnh vực quân sự
-
Hà Lan cho phép Ukraine dùng F-16 tập kích lãnh thổ Nga
-
Pháo HIMARS 'phá hủy bệ phóng S-400' trên đất Nga
-
Houthi tuyên bố tập kích mục tiêu quân sự Israel
-
Hai tiêm kích F-35A Nhật hạ cánh khẩn vì trục trặc kỹ thuật
-
Chuyên gia Mỹ thừa nhận sức mạnh tác chiến điện tử của Nga là số 1 thế giới
-
Trung Quốc kêu gọi tăng cường trao đổi quân sự với Mỹ
-
Cận cảnh phương tiện sơ tán thương binh không người lái tự chế của Ukraine
-
Nga chế tạo robot tự sát đối phó phòng tuyến 'răng rồng'