L-39NG
25-08-2021 14:27 Máy bay huấn luyện
Nguồn: kienthuc.net
L-39NG máy bay huấn luyện - chiến đấu hạng nhẹ, được phát triển bởi Aero Vodochody của Cộng hòa Séc. L-39NG là phiên bản kế tiếp của máy bay L-39 Albatros, được phát triển dưới thời Tiệp Khắc (sau này tách ra thành Séc và Slovakia) từ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. L-39NG được Aero giới thiệu lần đầu tiên vào tháng 10/2018, với chuyến bay thử nghiệm kết thúc vào đầu năm 2020. Huấn luyện cơ L-39NG sử dụng động cơ Williams International FJ44-4M của Mỹ mạnh hơn, hệ thống lái hiện đại và khung máy bay nhẹ hơn L-39. Máy bay huấn luyện L-39NG được Aero phát triển trong hai giai đoạn; giai đoạn 1 là nâng cấp khung máy bay L-39, cùng với động cơ và hệ thống điện tử hàng không mới, hoàn thành vào năm 2018. Giai đoạn 2 là giai đoạn hoàn chỉnh với một số cải tiến như không sử dụng bình nhiên liệu ở trong cánh mà treo ngoài. Với tính năng chính là loại máy bay huấn luyện phi công máy bay chiến đấu phản lực, nhưng khi cần thiết, L-39NG có thể biến thành loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ, khi nó được trang bị 5 mấu cứng (L-39 chỉ có 2), có thể treo các loại vũ khí như tên lửa, bom hoặc rốc-két.
Nguồn: kienthuc.net
Theo Janes, L-39NG có 2 buồng lái kiểu trước – sau (dành cho giáo viên và học viên); chiều dài: 12,03 m; sải cánh: 9,56 m; trọng lượng rỗng: 3.100 kg; trọng lượng cất cánh tối đa: 5.800 kg; tải trọng 1.200 kg. Lượng nhiên liệu mang theo tối đa là 570 kg trên hai thùng treo dưới cánh. Tốc độ tối đa của L-39NG là 775 km/h, bán kính hoạt động: 1.400 km (cự ly bay chuyển sân: 2.590 km khi dùng nhiên liệu bên trong), thời gian hoạt động liên tục trên không: 4 giờ 30 phút (ở độ cao 6.000 m), trần bay tối đa: 11.500 mét. Tốc độ leo: 23 m/s. Về vũ khí, L-39NG có thể mang số lượng vũ khí lên đến 1.200 kg, được treo trên 5 mấu cứng dưới cánh chính và thân. Vũ khí sử dụng phòng thủ tầm gần bao gồm tên lửa không đối không tầm ngắn, dẫn đường bằng hồng ngoại và súng/ pháo hàng không 12,7 mm hoặc 20 mm. Về vũ khí tiến công mặt đất, L-39NG mang được nhiều loại, từ bom dẫn đường bằng laser (GBU), rốc-két có điều khiển bằng laser (70mm); bom rơi tự do (Mk.82); rốc-két không điều khiển FFAR (70mm). Ngoài ra L-39NG mang theo hai thùng gây nhiễu điện tử gắn ở hai đầu cánh. Việt Nam đã khai thác máy bay L-39 từ rất lâu, cho mục đích huấn luyện phi công quân sự thứ cấp; tuy nhiên những máy bay L-39 mà chúng ta nhập từ thời Tiệp Khắc, đến nay đã gần hết niên hạn, cần sớm thay thế. Nhà xuất khẩu quốc phòng Séc Omnipol ngày 15/2 đã công bố hợp đồng bán máy bay L-39NG cho Việt Nam, những chiếc L-39NG Albatross sẽ được giao từ năm 2023 đến năm 2024, giá thành là 10 triệu USD/chiếc. Hợp đồng bao gồm 12 máy bay L-39NG, cộng với đào tạo phi công, giáo viên, kỹ thuật viên mặt đất. Hợp đồng cũng bao bao gồm việc cung cấp phụ tùng máy bay trong suốt vòng đời, cũng như cung cấp thiết bị cho huấn luyện mô phỏng trên mặt đất, hỗ trợ hậu cần hoặc hệ thống bay chuyên dụng. Cuối tháng 1/2020, theo báo tài chính Vedomosti, có tin Việt Nam ký hợp đồng mua ít nhất 12 chiếc máy bay huấn luyện phi công chiến đấu Yak-130 của Nga. Nhưng việc Việt Nam mua L-39NG không có gì là bất ngờ, khi chúng ta đang có kinh nghiệm khai thác L-39 từ lâu.
Trong khu vực Đông Nam Á hiện nay, Việt Nam là quốc gia duy nhất đào tạo được phi công quân sự mà không cần gửi đi đào tạo ở nước ngoài. Quy trình đào tạo phi công quân sự tại Việt Nam gồm 3 bước, sơ cấp, thứ cấp và huấn luyện trên máy bay chiến đấu thật. Sau khi đào tạo về lý thuyết bay, học viên sẽ huấn luyện trên máy bay huấn luyện sơ cấp là máy bay cánh quạt Yak-52; sau khi học viên đủ điều kiện tự điều khiển máy bay Yak-52 mà không cần giáo viên bay kèm (thả đơn), thì sẽ chuyển lên máy bay phản lực L-39. Sau khi bay thành thạo trên L-39, học viên sẽ nhận bằng tốt nghiệp ra trường về các đơn vị chiến đấu, lúc này các phi công trẻ mới tiếp cận các loại chiến đấu cơ có tốc độ siêu âm như Su-22/27/30 và phong cấp phi công theo số lượng giờ bay tích lũy. Tuy chỉ được sử dụng để huấn luyện, nhưng L-39NG vẫn được xếp vào loại máy bay phản lực chiến đấu thế hệ thứ tư, nghĩa là ngang hàng với Su-27 và Su-30, hai loại tiêm kích chủ lực của Không quân Việt Nam hiện nay.
Nguồn:
https://kienthuc.net.vn/quan-su/nong-viet-nam-dat-mua-12-may-bay-phan-luc-l-39ng-tu-sec-1499407.html#p-1
https://vn.sputniknews.com/opinion/2021021810100792-khong-quan-viet-nam-l-39ng-va-yak-130-trong-cung-mot-doi-hinh/
Trong khu vực Đông Nam Á hiện nay, Việt Nam là quốc gia duy nhất đào tạo được phi công quân sự mà không cần gửi đi đào tạo ở nước ngoài. Quy trình đào tạo phi công quân sự tại Việt Nam gồm 3 bước, sơ cấp, thứ cấp và huấn luyện trên máy bay chiến đấu thật. Sau khi đào tạo về lý thuyết bay, học viên sẽ huấn luyện trên máy bay huấn luyện sơ cấp là máy bay cánh quạt Yak-52; sau khi học viên đủ điều kiện tự điều khiển máy bay Yak-52 mà không cần giáo viên bay kèm (thả đơn), thì sẽ chuyển lên máy bay phản lực L-39. Sau khi bay thành thạo trên L-39, học viên sẽ nhận bằng tốt nghiệp ra trường về các đơn vị chiến đấu, lúc này các phi công trẻ mới tiếp cận các loại chiến đấu cơ có tốc độ siêu âm như Su-22/27/30 và phong cấp phi công theo số lượng giờ bay tích lũy. Tuy chỉ được sử dụng để huấn luyện, nhưng L-39NG vẫn được xếp vào loại máy bay phản lực chiến đấu thế hệ thứ tư, nghĩa là ngang hàng với Su-27 và Su-30, hai loại tiêm kích chủ lực của Không quân Việt Nam hiện nay.
Nguồn:
https://kienthuc.net.vn/quan-su/nong-viet-nam-dat-mua-12-may-bay-phan-luc-l-39ng-tu-sec-1499407.html#p-1
https://vn.sputniknews.com/opinion/2021021810100792-khong-quan-viet-nam-l-39ng-va-yak-130-trong-cung-mot-doi-hinh/
Tin Mới Nhất
-
Hàn Quốc đình chỉ thỏa thuận quân sự với Triều Tiên sau vụ khinh khí cầu chở rác
-
Tận dụng cuộc cách mạng kỹ thuật số trong lĩnh vực quân sự
-
Hà Lan cho phép Ukraine dùng F-16 tập kích lãnh thổ Nga
-
Pháo HIMARS 'phá hủy bệ phóng S-400' trên đất Nga
-
Houthi tuyên bố tập kích mục tiêu quân sự Israel
-
Hai tiêm kích F-35A Nhật hạ cánh khẩn vì trục trặc kỹ thuật
-
Chuyên gia Mỹ thừa nhận sức mạnh tác chiến điện tử của Nga là số 1 thế giới
-
Trung Quốc kêu gọi tăng cường trao đổi quân sự với Mỹ
-
Cận cảnh phương tiện sơ tán thương binh không người lái tự chế của Ukraine
-
Nga chế tạo robot tự sát đối phó phòng tuyến 'răng rồng'