Kvadrat-M
01-09-2021 11:06 Hệ thống tên lửa phòng không SA-6 nâng cấp
Nguồn: vn.sputniknews
Trong cuộc duyệt binh kỷ niệm 71 năm thành lập quân đội, hệ thống tên lửa phòng không SA-6 nâng cấp (được gọi là Kvadrat-M) của Myanmar đã chính thức lộ diện. Kvadrat-M là gói nâng cấp do Belarus thực hiện, hệ thống sử dụng radar tìm kiếm và điều khiển hỏa lực 1S91 hiện đại hóa, cho khả năng nhận dạng mục tiêu và kháng nhiễu tốt hơn. Xe radar và xe mang phóng cùng sử dụng khung gầm xe bánh lốp việt dã MZKT-69.222 6x6.
Mặc dù vẫn mang tên lửa 3M9 tầm bắn tối đa 24 km, nhưng nhờ các thiết bị điện tử công nghệ số mà xác suất tiêu diệt mục tiêu của đạn đã tăng lên đáng kể. Ngoài ra, còn thông tin khác cũng rất đáng quan tâm, đó là hệ thống này theo quảng cáo có thể tích hợp đạn 9M38M1 của Buk-M1. Bộ vi xử lý của radar có khả năng nhận dạng, phân loại các mục tiêu như: máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình và những mối đe dọa đường không khác.
Điểm nổi bật trên Kvadrat-M là sử dụng đạn tên lửa 9M38M1 hoặc 9M317E của hệ thống phòng không tầm trung Buk-M1 và M2 của Nga. Đạn tên lửa 9M38M1 sử dụng hệ thống dẫn đường bằng radar chủ động với tầm bắn 35 km, tầm cao 22 km. Tên lửa mang theo đầu đạn nặng 70 kg với ngòi nổ từ xa bằng radar. Trong khi đó, đạn tên lửa 9M317E có tầm bắn mở rộng lên đến 45 km, tầm cao 25 km. Radar chủ động 9B-1103M có thể dẫn đường cho tên lửa đánh trúng mục tiêu có diện tích phản hồi radar 5 m2 ở cự ly 40 km. Đặc tính kỹ chiến thuật của hệ thống phòng không Kvadrat-M được cho là tương đương với phiên bản Buk-M1 của Nga.
Việc Myanmar nhập khẩu hệ thống phòng không tầm trung Kvadrat-M từ Belarus khiến nhiều người bất ngờ. Trước đó gần như không có thông tin nào về việc nước này mua hệ thống phòng không từ Minsk. Như vậy, Myanmar có thể là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên sở hữu phiên bản của tên lửa SA-6.
Nguồn:
https://kienthuc.net.vn/vu-khi/kinh-ngac-suc-manh-ten-lua-phong-khong-sa-6-cua-myanmar-657920.html
https://thoidai.com.vn/5-he-thong-ten-lua-phong-khong-di-dong-dang-gom-nhat-khu-vuc-dong-nam-a-2503.html
https://vn.sputniknews.com/military/201702212965858-viet-nam-dong-nam-a-vu-khi/
Mặc dù vẫn mang tên lửa 3M9 tầm bắn tối đa 24 km, nhưng nhờ các thiết bị điện tử công nghệ số mà xác suất tiêu diệt mục tiêu của đạn đã tăng lên đáng kể. Ngoài ra, còn thông tin khác cũng rất đáng quan tâm, đó là hệ thống này theo quảng cáo có thể tích hợp đạn 9M38M1 của Buk-M1. Bộ vi xử lý của radar có khả năng nhận dạng, phân loại các mục tiêu như: máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình và những mối đe dọa đường không khác.
Điểm nổi bật trên Kvadrat-M là sử dụng đạn tên lửa 9M38M1 hoặc 9M317E của hệ thống phòng không tầm trung Buk-M1 và M2 của Nga. Đạn tên lửa 9M38M1 sử dụng hệ thống dẫn đường bằng radar chủ động với tầm bắn 35 km, tầm cao 22 km. Tên lửa mang theo đầu đạn nặng 70 kg với ngòi nổ từ xa bằng radar. Trong khi đó, đạn tên lửa 9M317E có tầm bắn mở rộng lên đến 45 km, tầm cao 25 km. Radar chủ động 9B-1103M có thể dẫn đường cho tên lửa đánh trúng mục tiêu có diện tích phản hồi radar 5 m2 ở cự ly 40 km. Đặc tính kỹ chiến thuật của hệ thống phòng không Kvadrat-M được cho là tương đương với phiên bản Buk-M1 của Nga.
Việc Myanmar nhập khẩu hệ thống phòng không tầm trung Kvadrat-M từ Belarus khiến nhiều người bất ngờ. Trước đó gần như không có thông tin nào về việc nước này mua hệ thống phòng không từ Minsk. Như vậy, Myanmar có thể là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên sở hữu phiên bản của tên lửa SA-6.
Nguồn:
https://kienthuc.net.vn/vu-khi/kinh-ngac-suc-manh-ten-lua-phong-khong-sa-6-cua-myanmar-657920.html
https://thoidai.com.vn/5-he-thong-ten-lua-phong-khong-di-dong-dang-gom-nhat-khu-vuc-dong-nam-a-2503.html
https://vn.sputniknews.com/military/201702212965858-viet-nam-dong-nam-a-vu-khi/
Tin Mới Nhất
-
Hàn Quốc đình chỉ thỏa thuận quân sự với Triều Tiên sau vụ khinh khí cầu chở rác
-
Tận dụng cuộc cách mạng kỹ thuật số trong lĩnh vực quân sự
-
Hà Lan cho phép Ukraine dùng F-16 tập kích lãnh thổ Nga
-
Pháo HIMARS 'phá hủy bệ phóng S-400' trên đất Nga
-
Houthi tuyên bố tập kích mục tiêu quân sự Israel
-
Hai tiêm kích F-35A Nhật hạ cánh khẩn vì trục trặc kỹ thuật
-
Chuyên gia Mỹ thừa nhận sức mạnh tác chiến điện tử của Nga là số 1 thế giới
-
Trung Quốc kêu gọi tăng cường trao đổi quân sự với Mỹ
-
Cận cảnh phương tiện sơ tán thương binh không người lái tự chế của Ukraine
-
Nga chế tạo robot tự sát đối phó phòng tuyến 'răng rồng'