Indonesia thông báo sẽ tiếp tục xuất khẩu dầu cọ
23-05-2022 16:25 Indonesia dự kiến sẽ nối lại việc xuất khẩu dầu cọ vào thứ Hai sau lệnh cấm kéo dài hơn ba tuần, nhưng các nhà kinh doanh và công ty trong ngành đang chờ đợi chi tiết về các quy định kèm theo để đảm bảo nguồn cung dầu ăn trong nước nhằm kiểm soát giá dầu ăn.
Indonesia dự kiến sẽ nối lại việc xuất khẩu dầu cọ vào thứ Hai sau lệnh cấm kéo dài hơn ba tuần, nhưng các nhà kinh doanh và công ty trong ngành đang chờ đợi chi tiết về các quy định kèm theo để đảm bảo nguồn cung dầu ăn trong nước nhằm kiểm soát giá dầu ăn.
Indonesia là nhà sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới. Quốc gia Đông Nam Á này đã ngừng xuất khẩu dầu cọ từ ngày 28 tháng 4 để bình ổn giá dầu ăn trong nước đang tăng cao. Điều này đã làm chao đảo các thị trường dầu ăn toàn cầu vốn đang phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt nguồn cung dầu hướng dương do chiến tranh ở Ukraina.
Dầu cọ được sử dụng trong rất nhiều sản phẩm từ bơ thực vật đến dầu gội đầu, chúng chiếm 1/3 thị trường dầu thực vật trên thế giới, trong đó Indonesia chiếm khoảng 60% nguồn cung.
Trước đó, Indonesia cho biết để đảm bảo an ninh giá dầu, chính quyền đã ban chính sách Nghĩa vụ Thị trường Nội địa. Trong đó, các nhà sản xuất được yêu cầu bán một phần sản phẩm của họ trong nước với một mức giá nhất định.
Bộ trưởng Kinh tế Indonesia ông Airlangga cho biết, Indonesia có kế hoạch giữ lại 10 triệu tấn dầu ăn trong nước theo các quy định của chính sách mới.
Hiện tại, các nhà phân phối tại Indonesia đang cung cấp những đơn hàng nhỏ một cách khá dè dặt trong khi chờ đợi các thông tin chi tiết từ Bộ thương Mại.
Đáp lại động thái mới từ chính phủ, một số nông dân Indonesia đã hoan nghênh lệnh hủy bỏ cấm xuất khẩu từ chính phủ. Tuần trước, nông dân trên khắp Indonesia đã biểu tình để phản đối vì họ phải xếp hàng dài tại các nhà máy khi giá trái cọ giảm 70% do các nhà máy lọc dầu ngừng nhận nguồn cung vì kho chứa dầu cọ đã đầy.
CNA
-
Hàn Quốc đình chỉ thỏa thuận quân sự với Triều Tiên sau vụ khinh khí cầu chở rác
-
Tận dụng cuộc cách mạng kỹ thuật số trong lĩnh vực quân sự
-
Hà Lan cho phép Ukraine dùng F-16 tập kích lãnh thổ Nga
-
Pháo HIMARS 'phá hủy bệ phóng S-400' trên đất Nga
-
Houthi tuyên bố tập kích mục tiêu quân sự Israel
-
Hai tiêm kích F-35A Nhật hạ cánh khẩn vì trục trặc kỹ thuật
-
Chuyên gia Mỹ thừa nhận sức mạnh tác chiến điện tử của Nga là số 1 thế giới
-
Trung Quốc kêu gọi tăng cường trao đổi quân sự với Mỹ
-
Cận cảnh phương tiện sơ tán thương binh không người lái tự chế của Ukraine
-
Nga chế tạo robot tự sát đối phó phòng tuyến 'răng rồng'