Hunter
30-08-2021 10:30 Xe chiến đấu bộ binh (AFV)
Nguồn: The New Paper
Sau 13 năm phát triển, Lục quân Singapore đã chính thức đưa dòng xe chiến đấu bộ binh (AFV) Hunter vào biên chế. Dự án Hunter, được biết đến với tên gọi trước đó là chương trình phát triển xe chiến đấu bộ binh tương lai NGAFV, do Cơ quan Khoa học và Công nghệ Quốc phòng (DSTA) thuộc Bộ Quốc phòng Singapore hợp tác cùng Lục quân Singapore và Công ty Singapore Technologies (ST) từ năm 2006. Cùng năm 2019, khóa huấn luyện binh sĩ và tập huấn chỉ huy đầu tiên được tổ chức, tiểu đoàn khai thác sử dụng Hunter đầu tiên dự kiến sẽ được thành lập vào đầu năm 2020. Tiểu đoàn 42 thuộc Trung đoàn Thiết giáp Singapore (42 SAR) là tiểu đoàn đầu tiên được trang bị xe bọc thép Hunter. AFV Ultra M113 cũ sẽ được thay thế dần dần trong những năm tới, tuy nhiên, tổng số xe bọc thép và số lượng xe đang có trong biên chế và trong kho vũ khí của Quân đội Singapore không được tiết lộ.
Hunter là nền tảng số hóa hoàn toàn đầu tiên của Quân đội Singapore và được thiết kế để giúp lực lượng thiết giáp có thể hoạt động hiệu quả và an toàn hơn trong các hình thái tác chiến khác nhau. AFV Hunter có nhiều phiên bản: xe chiến đấu bọc thép (được trang bị pháo 30 mm và tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM); xe chỉ huy bọc thép; xe sửa chữa phục hồi bọc thép (ARV); xe công binh (AEV); xe phóng cầu bọc thép (AVLB); xe tích hợp tháp pháo Cockerill 3105 với pháo 105 mm (dùng cho xuất khẩu). Xe vận động bằng xích, có gắn điều hòa nhiệt độ và được điều khiển bởi kíp xe 3 thành viên (chỉ huy, lái xe và pháo thủ); khoang chở quân nằm ở phía sau và có thể chứa tối đa 8 binh sĩ cùng đầy đủ trang bị cá nhân. Hunter được trang bị một buồng lái-chiến đấu tích hợp, cho phép chỉ huy và pháo thủ sử dụng một bộ điều khiển chung để vận hành xe, cùng khả năng truyền động bằng dây, cho phép người chỉ huy xe tiếp quản các chức năng điều khiển từ người lái. Tính năng lái xe bằng dây (Drive-by-Wire) cho phép lái xe thông qua tín hiệu điện đặt các chức năng lái xe ở bất kỳ đâu trong xe - cả người lái và người chỉ huy đều có thể lái và vận hành chiếc xe một cách liền mạch thông qua một bộ điều khiển chung và giao diện đồ họa kỹ thuật số, mang lại sự linh hoạt về mặt chiến thuật cho kíp xe. Công nghệ này cũng mở đường cho các thgieets bị không người lái và tự hành.
Hunter là nền tảng số hóa hoàn toàn đầu tiên của Quân đội Singapore và được thiết kế để giúp lực lượng thiết giáp có thể hoạt động hiệu quả và an toàn hơn trong các hình thái tác chiến khác nhau. AFV Hunter có nhiều phiên bản: xe chiến đấu bọc thép (được trang bị pháo 30 mm và tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM); xe chỉ huy bọc thép; xe sửa chữa phục hồi bọc thép (ARV); xe công binh (AEV); xe phóng cầu bọc thép (AVLB); xe tích hợp tháp pháo Cockerill 3105 với pháo 105 mm (dùng cho xuất khẩu). Xe vận động bằng xích, có gắn điều hòa nhiệt độ và được điều khiển bởi kíp xe 3 thành viên (chỉ huy, lái xe và pháo thủ); khoang chở quân nằm ở phía sau và có thể chứa tối đa 8 binh sĩ cùng đầy đủ trang bị cá nhân. Hunter được trang bị một buồng lái-chiến đấu tích hợp, cho phép chỉ huy và pháo thủ sử dụng một bộ điều khiển chung để vận hành xe, cùng khả năng truyền động bằng dây, cho phép người chỉ huy xe tiếp quản các chức năng điều khiển từ người lái. Tính năng lái xe bằng dây (Drive-by-Wire) cho phép lái xe thông qua tín hiệu điện đặt các chức năng lái xe ở bất kỳ đâu trong xe - cả người lái và người chỉ huy đều có thể lái và vận hành chiếc xe một cách liền mạch thông qua một bộ điều khiển chung và giao diện đồ họa kỹ thuật số, mang lại sự linh hoạt về mặt chiến thuật cho kíp xe. Công nghệ này cũng mở đường cho các thgieets bị không người lái và tự hành.
Nguồn: kementah.blogspot.com
Xe chiến đấu bọc thép Hunter được trang bị một pháo chính 30 mm - Mk44 Bushmaster II, gắn trên trạm vũ khí điều khiển từ xa (Remote Controlled Weapon Station) Rafael Samson 30, 2 tên lửa chống tăng có điều khiển SPIKE-LR2, 1 súng máy đồng trục 7,62 mm - Coaxial MG, và 8 ống phóng lựu đạn khói 76 mm. Động cơ Hunter có tỷ lệ công suất trên trọng lượng 24,5 mã lực/tấn, mang lại khả năng cơ động cao. Xe bọc thép số hóa Hunter của Singapore dài 6,9 m, rộng 3,4 m, cao 3,4 m; nặng 29 tấn; có tốc độ 70 km/h và dự trữ hành trình 500 km. Nó có thể vượt các chướng ngại vật thẳng đứng cao 0,6 m và vượt qua các rãnh rộng 2,1 m, leo dốc tối đa 60%; được trang bị còi cảnh báo và các nút khẩn cấp được đặt ở những vị trí quan trọng trong xe, có thể dừng xe hoặc tháp pháo đang di chuyển. Xe chiến đấu này có thể cảnh báo người lái nếu chiếc xe đang ở góc cua không ổn định và được trang bị một camera quan sát khi lùi. Hunter được gắn hệ thống giám sát toàn diện với tầm nhìn 360 độ, hoạt động cả ban ngày và trong điều kiện ánh sáng yếu ban đêm; kính tiềm vọng, hệ thống ngắm ổn định, camera quan sát và ảnh nhiệt và máy đo xa laser, giúp kíp lái có thể ngắm bắn chính xác, nâng cao khả năng nhận thức tình huống và thu nhận mục tiêu; hệ thống cảnh báo bằng laser (Laser Warning System - LWS) giúp kíp xe phản ứng kịp thời và hiệu quả trước hỏa lực của đối phương. Chỉ huy và xạ thủ có các thiết bị quan sát riêng.
Tất cả thông tin điều khiển hỏa lực đều được hiển thị trên màn hình kỹ thuật số đa chức năng bên trong xe, hỗ trợ từng thành viên kíp xe trong nhiệm vụ chỉ huy và điều khiển, điều động vũ khí và phương tiện. Các tính năng hiển thị này bao gồm đầu vào video và dữ liệu từ camera lái xe, tầm nhìn của chỉ huy và xạ thủ, cảm biến giám sát toàn diện, dữ liệu hệ thống từ cảm biến nền tảng và Hệ thống Quản lý Chiến trường Tích hợp (Integrated Battlefield Management System - iBMS). Hunter được trang bị Hệ thống theo dõi và phát hiện mục tiêu tự động (Automatic Target Detection and Tracking Systems) giúp tăng cường khả năng phát hiện mục tiêu một cách nhanh chóng và hiệu quả cho kíp xe. Hunter cũng được tích hợp hệ thống Chỉ huy, Điều khiển, Truyền thông và Máy tính - C4 (Command, Control, Communications and Computers) để tăng cường khả năng chiến đấu. “Thợ săn” được tích hợp vào Hệ thống Tham gia Chiến thuật và Thông tin Lục quân (Army Tactical Engagement and Information System - ARTEMIS) - một hệ thống chỉ huy và kiểm soát, cho phép kíp xe vận hành xe trong môi trường được số hóa hoàn toàn; trao đổi thông tin không dây giữa các phương tiện và phân đội; chia sẻ thông tin mục tiêu với trạm vũ khí điều khiển từ xa.
Hệ thống kiểm soát hỏa lực số hóa trên Hunter được thiết kế để thực hiện các chức năng kiểm soát hỏa lực một cách tự động, và cũng giúp tăng độ chính xác của vũ khí khai hỏa khi đang hành tiến. Với hệ thống giám sát toàn diện, Hunter cho phép kíp xe hoạt động trong trạng thái đóng cửa không bị đe dọa bởi hỏa lực bắn tỉa, các cuộc tấn công gần và các thiết bị nổ mà vẫn có có thể quan sát môi trường xung quanh qua màn hình. Xe tích hợp hệ thống liên lạc nối mạng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền tải dữ liệu và thoại giữa các thành viên trên xe. Hệ thống này cũng cho phép kíp xe giao tiếp với các đơn vị cơ giới hóa khác được triển khai trên chiến trường thông qua Internet Chiến trường Lục quân (Army Battlefield Internet - ABI) Singapore. Hunter có thể sử dụng các phương tiện bay không người lái và mặt đất (Unmanned Aerial and Ground Vehicles (UAV, UGV), bao gồm cả robot để thu thập thông tin trinh sát và giám sát từ xa. Vỏ giáp của xe cung cấp mức độ bảo vệ cao cho kíp xe và lính bộ binh trước hỏa lực vũ khí bộ binh cỡ nhỏ. Xe cũng được trang bị Hệ thống Giám sát Tình trạng và Sử dụng (Health and Utilisation Monitoring System - HUMS) để theo dõi tình trạng của xe và dự báo bảo trì. Với Hệ thống Quản lý Chiến trường Tích hợp, cùng với các biện pháp bảo vệ an ninh mạng tiên tiến và khả năng hoạt động trong môi trường không thể sử dụng hệ thống định vị toàn cầu GPS, Hunter đảm bảo truyền thông tin an toàn trên các nền tảng tạo điều kiện kết nối với các phương tiện khác trên chiến trường và được lập kế hoạch nhiệm vụ bằng kỹ thuật số hóa./.
Nguồn:
https://vov.vn/quan-su-quoc-phong/hunter-xe-boc-thep-so-hoa-dau-tien-made-in-singapore-843175.vov
https://www.qdnd.vn/quan-su-the-gioi/vu-khi-trang-bi/singapore-chinh-thuc-trang-bi-xe-chien-dau-noi-dia-576514
Tất cả thông tin điều khiển hỏa lực đều được hiển thị trên màn hình kỹ thuật số đa chức năng bên trong xe, hỗ trợ từng thành viên kíp xe trong nhiệm vụ chỉ huy và điều khiển, điều động vũ khí và phương tiện. Các tính năng hiển thị này bao gồm đầu vào video và dữ liệu từ camera lái xe, tầm nhìn của chỉ huy và xạ thủ, cảm biến giám sát toàn diện, dữ liệu hệ thống từ cảm biến nền tảng và Hệ thống Quản lý Chiến trường Tích hợp (Integrated Battlefield Management System - iBMS). Hunter được trang bị Hệ thống theo dõi và phát hiện mục tiêu tự động (Automatic Target Detection and Tracking Systems) giúp tăng cường khả năng phát hiện mục tiêu một cách nhanh chóng và hiệu quả cho kíp xe. Hunter cũng được tích hợp hệ thống Chỉ huy, Điều khiển, Truyền thông và Máy tính - C4 (Command, Control, Communications and Computers) để tăng cường khả năng chiến đấu. “Thợ săn” được tích hợp vào Hệ thống Tham gia Chiến thuật và Thông tin Lục quân (Army Tactical Engagement and Information System - ARTEMIS) - một hệ thống chỉ huy và kiểm soát, cho phép kíp xe vận hành xe trong môi trường được số hóa hoàn toàn; trao đổi thông tin không dây giữa các phương tiện và phân đội; chia sẻ thông tin mục tiêu với trạm vũ khí điều khiển từ xa.
Hệ thống kiểm soát hỏa lực số hóa trên Hunter được thiết kế để thực hiện các chức năng kiểm soát hỏa lực một cách tự động, và cũng giúp tăng độ chính xác của vũ khí khai hỏa khi đang hành tiến. Với hệ thống giám sát toàn diện, Hunter cho phép kíp xe hoạt động trong trạng thái đóng cửa không bị đe dọa bởi hỏa lực bắn tỉa, các cuộc tấn công gần và các thiết bị nổ mà vẫn có có thể quan sát môi trường xung quanh qua màn hình. Xe tích hợp hệ thống liên lạc nối mạng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền tải dữ liệu và thoại giữa các thành viên trên xe. Hệ thống này cũng cho phép kíp xe giao tiếp với các đơn vị cơ giới hóa khác được triển khai trên chiến trường thông qua Internet Chiến trường Lục quân (Army Battlefield Internet - ABI) Singapore. Hunter có thể sử dụng các phương tiện bay không người lái và mặt đất (Unmanned Aerial and Ground Vehicles (UAV, UGV), bao gồm cả robot để thu thập thông tin trinh sát và giám sát từ xa. Vỏ giáp của xe cung cấp mức độ bảo vệ cao cho kíp xe và lính bộ binh trước hỏa lực vũ khí bộ binh cỡ nhỏ. Xe cũng được trang bị Hệ thống Giám sát Tình trạng và Sử dụng (Health and Utilisation Monitoring System - HUMS) để theo dõi tình trạng của xe và dự báo bảo trì. Với Hệ thống Quản lý Chiến trường Tích hợp, cùng với các biện pháp bảo vệ an ninh mạng tiên tiến và khả năng hoạt động trong môi trường không thể sử dụng hệ thống định vị toàn cầu GPS, Hunter đảm bảo truyền thông tin an toàn trên các nền tảng tạo điều kiện kết nối với các phương tiện khác trên chiến trường và được lập kế hoạch nhiệm vụ bằng kỹ thuật số hóa./.
Nguồn:
https://vov.vn/quan-su-quoc-phong/hunter-xe-boc-thep-so-hoa-dau-tien-made-in-singapore-843175.vov
https://www.qdnd.vn/quan-su-the-gioi/vu-khi-trang-bi/singapore-chinh-thuc-trang-bi-xe-chien-dau-noi-dia-576514
Tin Mới Nhất
-
Hàn Quốc đình chỉ thỏa thuận quân sự với Triều Tiên sau vụ khinh khí cầu chở rác
-
Tận dụng cuộc cách mạng kỹ thuật số trong lĩnh vực quân sự
-
Hà Lan cho phép Ukraine dùng F-16 tập kích lãnh thổ Nga
-
Pháo HIMARS 'phá hủy bệ phóng S-400' trên đất Nga
-
Houthi tuyên bố tập kích mục tiêu quân sự Israel
-
Hai tiêm kích F-35A Nhật hạ cánh khẩn vì trục trặc kỹ thuật
-
Chuyên gia Mỹ thừa nhận sức mạnh tác chiến điện tử của Nga là số 1 thế giới
-
Trung Quốc kêu gọi tăng cường trao đổi quân sự với Mỹ
-
Cận cảnh phương tiện sơ tán thương binh không người lái tự chế của Ukraine
-
Nga chế tạo robot tự sát đối phó phòng tuyến 'răng rồng'