Biden muốn buôn bán với châu Á để thay thế Trung Quốc, nhưng còn quá ít chi tiết

 03-06-2022 14:32

Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương mới cho sự thịnh vượng (IPEF) báo hiệu ý định của Washington trong việc tái thu hút châu Á về mặt kinh tế. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu của Viện ISEAS-Yusof Ishak tại Singapore cho rằng nó vẫn chưa mang lại những nhượng bộ thương mại.


Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương mới cho sự thịnh vượng (IPEF) báo hiệu ý định của Washington trong việc tái thu hút châu Á về mặt kinh tế. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu của Viện ISEAS-Yusof Ishak tại Singapore cho rằng nó vẫn chưa mang lại những nhượng bộ thương mại.

Sau thời gian gián đoạn dưới thời chính quyền Trump, Washington đang hướng về phía Đông một lần nữa khi Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden bắt đầu chuyến công du đầu tiên tới châu Á.

Trong nỗ lực tái tương tác kinh tế với khu vực, ông đã khởi động Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF) tại Tokyo vào ngày 23 tháng 5.

Bảy nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bao gồm: Singapore, Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam đã ký kết với tư cách là các nước tham gia, cùng với Australia, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, New Zealand và Fiji.

Khuôn khổ kinh tế mới bao gồm bốn chủ đề chính: Thương mại, chuỗi cung ứng, năng lượng sạch, làm sạch cacbon & cơ sở hạ tầng, thuế và tham nhũng. Các nước thành viên có thể lựa chọn đăng ký bất kỳ chủ đề nào nhưng phải tuân thủ tất cả các cam kết trong mục đã chọn. Cái giá phải trả cho sự linh hoạt này có thể là những vấn đề hàng đầu sẽ được chọn đầu tư mà bỏ qua những dữ liệu kacs , điều này có thể sẽ để lại những cải cách khó khăn.

Mặc dù khuôn khổ kinh tế mới do Mỹ khởi xướng được các nước trong khu vực hoan nghênh, các chi tiết về bản chất của hiệp định vẫn còn rất ít. Nhà Trắng tuyên bố các nước sẽ được mời để tham gia vào các cuộc thảo luận và đàm phán trong tương lai về bốn trụ cột chính sách.

Các quốc gia tham gia chỉ cam kết tham gia vòng thảo luận ban đầu, điều này không nhất thiết phải tham gia các cuộc đàm phán cuối cùng. Đồng thời hiện cũng không có gì rõ ràng đảm bảo các cuộc đàm phán sẽ mang lại những cam kết ràng buộc.

Do đó, rất khó để đánh giá khuôn khổ kinh tế IPEF sẽ đóng góp ý nghĩa gì đối với sự tham gia của Mỹ trong khu vực.


IPEF KHÔNG GIỐNG THỎA THUẬN THƯƠNG MẠI MIỄN PHÍ

Có một điều chắc chắn, những trụ cột thương mại là chủ đề thu hút nhiều sự chú ý nhất. Đây là sáng kiến thương mại đầu tiên của Mỹ sau khi rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào tháng 1 năm 2017. Trụ cột thương mại nhằm mục đích thiết lập các quy tắc và tiêu chuẩn trong các lĩnh vực như lao động, môi trường và thực tiễn quy định.

Tuy nhiên, những nội dung này không đi kèm với bất kỳ khả năng tiếp cận thị trường nào, điều này có thể khiến khuôn khổ kinh tế mới kém hấp dẫn hơn đối với các nước đang phát triển của ASEAN, chủ yếu tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp và sản xuất, vì vậy khả năng tiếp cận thị trường hàng hóa trong các lĩnh vực đó là điều tối quan trọng.

Do đó, IPEF là một kiểu thỏa thuận hợp tác kinh tế mới hoàn toàn không giống như các hiệp định thương mại tự do truyền thống trong khu vực, vốn thường tập trung vào trao đổi nhượng bộ.

Các quy tắc và tiêu chuẩn của IPEF sẽ yêu cầu các nước tham gia thực hiện những điều chỉnh ngắn hạn gây khó khăn, không hấp dẫn đối với những nước đang cố gắng để phục hồi sau đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, các thành viên tham gia lại kỳ vọng vào những lợi ích lâu dài chẳng hạn như thúc đẩy hòa bình và an ninh khu vực, vốn là yếu tố quan trọng để duy trì tăng trưởng.

Ngoài ra, các nước tham gia cũng hy vọng rằng việc tăng cường hợp tác và hội nhập kinh tế sẽ giúp thu hút nhiều hơn nữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Mỹ. Điều này đặc biệt quan trọng đối với ASEAN vì Mỹ là quốc gia cung cấp FDI lớn nhất hồi năm 2020, chiếm 34,7 tỷ USD, một phần tư số đầu tư trong năm.

Các nền kinh tế đang phát triển trong ASEAN mong muốn khai thác FDI cho các lĩnh vực như số hóa, công nghệ sinh học và năng lượng tái tạo.

KHÔNG AI MUỐN CHỌN LỰA GIỮA TRUNG QUỐC VÀ MỸ

Mặc dù ASEAN có thể đạt được lợi ích từ IPEF, nhưng như mọi khi, ASEAN phải tìm ra sự cân bằng phù hợp giữa hai siêu cường, vì IPEF được coi là một giải pháp thay thế cho Trung Quốc.

Vì Mỹ và Trung Quốc là các đối tác kinh tế quan trọng của ASEAN, quan hệ với cả hai nước đều đóng vai trò quan trọng đối với sự phục hồi của khu vực sau đại dịch và thịnh vượng trong tương lai.

Tất cả các nước ký kết IPEF trong ASEAN cũng là thành viên của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), đây là hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới. RCEP cũng bao gồm cả Trung Quốc, nhưng không bao gồm Mỹ và Ấn Độ.

Mặc dù RCEP không bao gồm các tiêu chuẩn về lao động và bảo vệ môi trường như IPEF, nhưng nó có thể sẽ tiếp tục là động lực thúc đẩy tăng trưởng và thương mại trong khu vực. Người ta ước tính rằng vào năm 2030, RCEP sẽ bổ sung thêm 174 tỷ đô la Mỹ vào GDP của các nước thành viên và chiếm khoảng 3/4 mức tăng thương mại toàn cầu.

Do đó, việc tham gia khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương IPEF hiện nay có thể là một phần trong chiến lược “cân bằng” của các quốc gia thành viên ASEAN vì không ai muốn bị Mỹ hoặc Trung Quốc cắt đứt các mối quan hệ.

Có thể các cuộc đàm phán căng thẳng về hiệp định kinh tế IPEF sẽ thể diễn ra sau này. Tuy nhiên, khuôn khổ kinh tế này cần phải tránh gây ảnh hưởng và chia rẽ Mỹ-Trung trong các lĩnh vực như công nghệ, dịch vụ tài chính và chuỗi cung ứng. Ví dụ: các tiêu chuẩn dự kiến của IPEF về quyền riêng tư dữ liệu, luồng dữ liệu xuyên biên giới và dịch vụ mua sắm 5G có thể không phù hợp với các thông lệ hiện có của khu vực hoặc có thể khác với các tiêu chuẩn của Trung Quốc.

Các nhà phân tích nhận định hiệp định IPEF có thể buộc các nước thành viên ASEAN phải chọn bên trong các cuộc đàm phán trong tương lai, từ đó ảnh hưởng đến khu vực. Trung Quốc hiện nay đã và đang đưa ra những lời mời gọi hấp dẫn các nước ASEAN thông qua Sáng kiến “Vành đai và Con đường” và Sáng kiến Phát triển Toàn cầu. Trong khi đó, mặc dù RCEP không do Trung Quốc lãnh đạo, nhưng lại coi Trung Quốc là nền kinh tế lớn nhất trong khối thương mại và có thể tăng cường sự phụ thuộc lẫn nhau ở khu vực Đông Á.

VẪN TRONG NHỮNG NGÀY ĐẦU TIÊN

Hiện tại vẫn chưa rõ hiệp định IPEF sẽ phát triển như thế nào vì nó vẫn còn trong những ngày đầu tiên. Trên thực tế là chỉ có 13 quốc gia khác (ngoài Mỹ) từ một khu vực rộng lớn bộc lộ sự quan tâm, có thể thấy đây không phải là một khởi đầu đầy hứa hẹn.

Bản chất của hiệp định là kêu gọi đa dạng các quốc gia tham gia, điều đó có nghĩa là khó đạt được sự đồng thuận về các vấn đề. Đi cùng với đó việc mở rộng số lượng các quốc gia tham gia để thúc đẩy sự hòa nhập có thể sẽ làm kéo dài quá trình đàm phán.

Hiện tại khuôn khổ kinh tế IPEF yêu cầu các cam kết ràng buộc. Điều này sẽ đòi hỏi các cuộc đàm phán kéo dài. Mặc dù các cuộc đàm phán dự kiến sẽ diễn ra trong vòng từ 12 đến 18 tháng, nhưng sẽ không có gì ngạc nhiên nếu chúng kéo dài hơn nữa.

Mặc dù IPEF có tiềm năng đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa khu vực hướng tới một hệ thống thương mại dựa trên quy tắc hơn, nhưng có nhiều khả năng nó sẽ không mang lại giá trị thực sự đáng kể.

Đây sẽ là điều đáng tiếc, đặc biệt là với vai trò suy yếu của Tổ chức Thương mại Thế giới kể từ khi Vòng đàm phán Doha sụp đổ và khiến cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức này bị tê liệt.

Về phía Mỹ, triển vọng dài hạn của IPEF có thể bị suy giảm nếu nó vẫn là một lệnh hành pháp của tổng thống thay vì một hiệp ước do Thượng viện Mỹ hậu thuẫn. Sự ủng hộ trong Thượng viện đối với việc phê chuẩn nó có thể thay đổi sau cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11, nhưng chỉ có thời gian mới trả lời được.


CNA