NC-212i
25-08-2021 11:31 Máy bay vận tải, tuần thám biển
Nguồn: Baodatviet
Vào năm 2018, Lữ đoàn Không quân 918 đã tiếp nhận các máy bay vận tải NC212i được chế tạo tại Indonesia. Theo Flightglobal.com, NC212i là phiên bản nâng cấp của dòng máy bay vận tải C-212 nổi tiếng của Airbus. Trước khi tiếp nhận những chiếc NC212i, Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đã tiếp nhận 3 chiếc C212-400 (1 chiếc đã bị rơi trong khi thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm phi công và chiếc Su-30MK2 số hiệu 8585 gặp nạn) sử dụng cho nhiệm vụ tuần thám biển. Thông tin về việc Việt Nam đặt mua thêm 3 chiếc C212 (cụ thể ở đây là NC212i), được tiết lộ lần đầu trong bảng thống kê số lượng máy bay quân sự của Công ty Airbus Defence & Space được đặt mua, chuyển giao và vận hành tính đến ngày 31-08-2015. Thông tin về việc Việt Nam đặt mua thêm 3 chiếc C212 (cụ thể ở đây là NC212i), được tiết lộ lần đầu trong bảng thống kê số lượng máy bay quân sự của Công ty Airbus Defence & Space được đặt mua, chuyển giao và vận hành tính đến ngày 31-08-2015.
Nguồn: Baodatviet
Các thông tin sau đó cho thấy 3 chiếc sau này là phiên bản NC212i được chế tạo tại Công ty PT Dirgantara Indonesia (PTDI), thay vì tại dây chuyền lắp ráp của Airbus Military ở Seville, Tây Ban Nha. Vậy vì sao chúng ta lại đặt mua từ Indonesia?
Trước tiên, hãy cùng nhìn qua lịch sử chế tạo dòng máy bay C212 của Airbus. Chiếc C212 cất cánh lần đầu vào năm 1971, kể từ đó, tổng cộng đã có 477 chiếc C212 được chế tạo tại dây chuyền của Airbus Military ở Seville, Tây Ban Nha. Tại đây, đã cho ra lò 4 dòng C212 khác nhau. Trong đó, phiên bản C212-400 mà Cảnh sát biển Việt Nam sử dụng là hiện đại nhất. Tuy nhiên, đến năm 2013, Airbus Military và Công ty PTDI (Indonesia) đã ký thỏa thuận hợp tác về việc phát triển dòng NC212i, phiên bản nâng cấp của C212. Theo nội dung thỏa thuận này, PTDI sẽ chế tạo NC212i dưới sự hỗ trợ của Airbus Military và cũng sẽ được chính Airbus Military cấp chứng nhận cho từng chiếc NC212i xuất xưởng. Điều này cùng đồng nghĩa, Airbus Military dừng dây chuyền chế tạo C212 ở Seville, Tây Ban Nha và chỉ còn PTDI chế tạo phiên bản nâng cấp của loại máy bay này.
Dây chuyền ở Seville chỉ còn tập trung vào chế tạo các phiên bản của 2 dòng máy bay vận tải là C295 và CN235, cũng như tăng cường các hoạt động trong dây chuyền chế tạo máy bay vận tải A400M. Chiếc C212-400 mang số hiệu 8983 (bị rơi trong khi thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm phi công và chiếc Su-30MK2 gặp nạn) của Cảnh sát biển Việt Nam chính là chiếc C212 cuối cùng được dây chuyền của Airbus Military ở Seville chế tạo. Như vậy, việc chúng ta mua 3 chiếc NC212i phương án khả thi khi dây chuyền gốc của Airbus Military đã dừng chế tạo C212. NC212i cũng là phiên bản hiện đại nhất của C212 cho tới thời điểm này, việc mua từ Indonesia vẫn đảm bảo tiêu chuẩn do Airbus đặt ra.
Nguồn:
https://soha.vn/vi-sao-viet-nam-mua-may-bay-van-tai-nc212i-cua-indonesia-thay-vi-cua-airbus-military-20180915130334787.htm
https://datviet.trithuccuocsong.vn/quoc-phong/quoc-phong-viet-nam/nhiem-vu-bat-ngo-cua-may-bay-nc-212i-viet-nam-3359205/
https://baonghean.vn/viet-nam-da-chinh-thuc-tiep-nhan-2-may-bay-nc212i-198685.html
Trước tiên, hãy cùng nhìn qua lịch sử chế tạo dòng máy bay C212 của Airbus. Chiếc C212 cất cánh lần đầu vào năm 1971, kể từ đó, tổng cộng đã có 477 chiếc C212 được chế tạo tại dây chuyền của Airbus Military ở Seville, Tây Ban Nha. Tại đây, đã cho ra lò 4 dòng C212 khác nhau. Trong đó, phiên bản C212-400 mà Cảnh sát biển Việt Nam sử dụng là hiện đại nhất. Tuy nhiên, đến năm 2013, Airbus Military và Công ty PTDI (Indonesia) đã ký thỏa thuận hợp tác về việc phát triển dòng NC212i, phiên bản nâng cấp của C212. Theo nội dung thỏa thuận này, PTDI sẽ chế tạo NC212i dưới sự hỗ trợ của Airbus Military và cũng sẽ được chính Airbus Military cấp chứng nhận cho từng chiếc NC212i xuất xưởng. Điều này cùng đồng nghĩa, Airbus Military dừng dây chuyền chế tạo C212 ở Seville, Tây Ban Nha và chỉ còn PTDI chế tạo phiên bản nâng cấp của loại máy bay này.
Dây chuyền ở Seville chỉ còn tập trung vào chế tạo các phiên bản của 2 dòng máy bay vận tải là C295 và CN235, cũng như tăng cường các hoạt động trong dây chuyền chế tạo máy bay vận tải A400M. Chiếc C212-400 mang số hiệu 8983 (bị rơi trong khi thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm phi công và chiếc Su-30MK2 gặp nạn) của Cảnh sát biển Việt Nam chính là chiếc C212 cuối cùng được dây chuyền của Airbus Military ở Seville chế tạo. Như vậy, việc chúng ta mua 3 chiếc NC212i phương án khả thi khi dây chuyền gốc của Airbus Military đã dừng chế tạo C212. NC212i cũng là phiên bản hiện đại nhất của C212 cho tới thời điểm này, việc mua từ Indonesia vẫn đảm bảo tiêu chuẩn do Airbus đặt ra.
Nguồn:
https://soha.vn/vi-sao-viet-nam-mua-may-bay-van-tai-nc212i-cua-indonesia-thay-vi-cua-airbus-military-20180915130334787.htm
https://datviet.trithuccuocsong.vn/quoc-phong/quoc-phong-viet-nam/nhiem-vu-bat-ngo-cua-may-bay-nc-212i-viet-nam-3359205/
https://baonghean.vn/viet-nam-da-chinh-thuc-tiep-nhan-2-may-bay-nc212i-198685.html
Tin Mới Nhất
-
Hàn Quốc đình chỉ thỏa thuận quân sự với Triều Tiên sau vụ khinh khí cầu chở rác
-
Tận dụng cuộc cách mạng kỹ thuật số trong lĩnh vực quân sự
-
Hà Lan cho phép Ukraine dùng F-16 tập kích lãnh thổ Nga
-
Pháo HIMARS 'phá hủy bệ phóng S-400' trên đất Nga
-
Houthi tuyên bố tập kích mục tiêu quân sự Israel
-
Hai tiêm kích F-35A Nhật hạ cánh khẩn vì trục trặc kỹ thuật
-
Chuyên gia Mỹ thừa nhận sức mạnh tác chiến điện tử của Nga là số 1 thế giới
-
Trung Quốc kêu gọi tăng cường trao đổi quân sự với Mỹ
-
Cận cảnh phương tiện sơ tán thương binh không người lái tự chế của Ukraine
-
Nga chế tạo robot tự sát đối phó phòng tuyến 'răng rồng'