MILAN-2T
04-06-2021 16:46 Tên lửa dẫn đường chống tăng vác vai tầm trung
MILAN được xem là tổ hợp tên lửa chống tăng thành công nhất của Tây Âu, được thiết kế phát triển bởi Pháp và Tây Đức từ năm 1962 tới năm 1971 thì hoàn thành, chính thức đưa vào phục vụ năm 1972. Khoảng 350.000 quả đạn và 10.000 bệ phóng tên lửa MILAN đã được chế tạo phục vụ trong Quân đội Pháp, Đức và nhiều nước Tây Âu khác. Ngoài ra, chúng cũng được xuất khẩu rộng rãi tới các nước ở châu Á, châu Phi, trong đó có cả Libya và Syria. Về cơ bản, MILAN là hệ thống vũ khí tầm trung có khả năng vác vai, phục vụ cho các cuộc xung đột tầm gần. Chúng hoạt động chính xác và có hỏa lực cao.
Hệ thống tên lửa chống tăng MILAN gồm ba thành phần chính: Đạn tên lửa chống tăng; bộ điều khiển ngắm bắn và kính ngắm hồng ngoại. Trong đó, thiết bị ngắm hồng ngoại MIRA có tầm phát hiện mục tiêu đến 4km. Bộ thiết bị điều khiển bắn bao gồm kính ngắm và bộ điều khiển đạn tên lửa cùng lắp trên giá ba chân. Tín hiệu dẫn đường cho đạn được truyền qua dây dẫn qua đó hạn chế khả năng gây nhiễu tín hiệu từ các hệ thống gây nhiễu như Shtora-1 trên T-90. Tuy nhiên, việc dùng dây dẫn truyền lệnh khiến tầm bắn tên lửa bị hạn chế.
Về sức xuyên của đạn tên lửa chống tăng MILAN, thế hệ đầu thì sức xuyên giáp của đạn chỉ đạt 550mm thép đồng nhất RHA, đến thế hệ MILAN 2T trang bị đầu nổ tandem HEAT thì có thể xuyên tới 880mm thép RHA sau ERA. Và đáng nể nhất là phiên bản MILAN ER đạt khả năng xuyên đến 1.000mm sau ERA.
Nguồn: Defenseworld.net
Loại: Tên lửa dẫn đường chống tăng vác vai tầm trung
Nsx: Bharat Dynamics Limited (BDL)
Đầu đạn: Tandem
Tầm bắn: 1,850m
Source:
https://www.army-technology.com/news/bdl-milan-2t-anti-tank-guided-missiles-india/
https://datviet.trithuccuocsong.vn/quoc-phong/vu-khi/saa-thu-he-thong-chong-tang-dac-biet-cua-phap-3361617/
https://eurasiantimes.com/indias-defense-ministry-signs-deal-for-5000-home-grown-milan-2t-anti-tank-missiles/
-
Hàn Quốc đình chỉ thỏa thuận quân sự với Triều Tiên sau vụ khinh khí cầu chở rác
-
Tận dụng cuộc cách mạng kỹ thuật số trong lĩnh vực quân sự
-
Hà Lan cho phép Ukraine dùng F-16 tập kích lãnh thổ Nga
-
Pháo HIMARS 'phá hủy bệ phóng S-400' trên đất Nga
-
Houthi tuyên bố tập kích mục tiêu quân sự Israel
-
Hai tiêm kích F-35A Nhật hạ cánh khẩn vì trục trặc kỹ thuật
-
Chuyên gia Mỹ thừa nhận sức mạnh tác chiến điện tử của Nga là số 1 thế giới
-
Trung Quốc kêu gọi tăng cường trao đổi quân sự với Mỹ
-
Cận cảnh phương tiện sơ tán thương binh không người lái tự chế của Ukraine
-
Nga chế tạo robot tự sát đối phó phòng tuyến 'răng rồng'