Khách hàng mua khí đốt ở châu Âu và châu Á đang tìm kiếm nguồn cung dài hạn nhằm hạn chế giá cả biến động

 25-05-2022 15:57

Những lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung khí đốt của Nga đến châu Âu và lượng dự trữ thấp đã khiến châu lục này nhập khẩu khối lượng kỷ lục khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), đẩy giá loại mặt hàng này lên mức cao nhất mọi thời đại vào đầu năm nay và làm dấy lên lo ngại về an ninh năng lượng của người mua trên toàn cầu.


Theo CNA, Những người mua khí đốt tự nhiên ở châu Á và châu Âu đang tìm cách đảm bảo nguồn cung trong tương lai bằng các hợp đồng dài hạn nhằm chống lại giá toàn cầu biến động. Động thái này hoàn toàn trái ngược với xu hướng gia tăng việc mua và giao ngay của giai đoạn trước.


Những lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung khí đốt của Nga đến châu Âu và lượng dự trữ thấp đã khiến châu lục này nhập khẩu khối lượng kỷ lục khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), đẩy giá loại mặt hàng này lên mức cao nhất mọi thời đại vào đầu năm nay và làm dấy lên lo ngại về an ninh năng lượng của người mua trên toàn cầu.

Một số nhà phân phối cho biết họ đã nhận thấy nhu cầu hiện nay cao hơn so với hai năm trước, vì vậy họ sẽ quan tâm nhiều hơn đến các hợp đồng dài hạn.

Trong đó các khách hàng châu Âu đang tìm kiếm nguồn cung trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 năm, trong khi các thị trường châu Á ưu thích các hợp đồng dài hạn kéo dài từ 15 đến 20 năm hơn.

Hiện giá LNG giao ngay tại châu Á đã giảm khoảng 50% so với mức cao nhất vào tháng 12, nhưng giá này đã tăng gần ba lần so với mức giá hồi tháng 5 năm 2021.

Các nhà phân phối cho biết sự biến động về giá có thể sẽ vẫn còn do sự không chắc chắn về nguồn cung khí đốt của Nga cho châu Âu và điều kiện thời tiết. Đây chính là một trở ngại giữa người bán và người mua để chốt giao dịch.


CNA